-->

4 bước cơ bản để tăng vốn từ vựng

1. Nhận biết từ ngữ
 Nhiều người thấy ngạc nhiên khi họ có vốn từ vựng rất ít “mặc dù đã đọc rất nhiều”. Điều này cho thấy chỉ việc đọc thôi là không đủ để học từ mới. Ví dụ: khi đọc 1 cuốn tiểu thuyết chúng ta thường có một mong muốn nhanh chóng kết thúc câu chuyện và bỏ qua những từ không quen thuộc. Rõ ràng là khi gặp 1 từ hoàn toàn không biết , bạn sẽ phải đặc biệt chú ý tới những từ dường như quen thuộc với bạn nhưng lại không biết nghĩa chính xác của nó.
 Thay vì việc tránh những từ đó, bạn cần phải nghiên cứu chúng kĩ hơn. Đầu tiên, cố gắng đoán nghĩa của từ trong văn cảnh- hay nghĩa của đoạn văn có từ đó. Thứ hai, nếu có trong tay 1 cuốn từ điển thì hãy tra nghĩa của nó ngay. Điều này có thể làm chậm quá trình đọc nhưng việc hiểu rõ nghĩa của từ hơn sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn và hiểu nhanh hơn những đoạn tiếp theo. Hãy luyện tập từ vựng hàng ngày, bất cứ khi nào bạn đọc sách, nghe đài, xem ti vi hay nói chuyện với bạn bè.

 2. Đọc
 Khi đã nhận biết được từ vựng rồi thì việc đọc là bước quan trọng tiếp theo để tăng vốn từ của mình. Bởi bạn sẽ thấy hầu hết các từ đều cần học. Đó cũng là cách tốt nhất để kiểm tra lại những từ mà bạn đã học. Khi bạn gặp lại từ đó, bạn sẽ hiểu nó. Điều này chứng tỏ bạn đã biết được nghĩa của từ.
 Bạn nên đọc những gì? Bất cứ cái gì gây hứng thú cho bạn-bất cứ cái gì làm bạn muốn đọc. Nếu bạn thích thể thao, bạn có thể đọc các trang thể thao trên các báo, tạp chí như Sports Illustrated, hoặc những cuốn sách về những vận động viên yêu thích. Nếu bạn hứng thú với trang trí nội thất, hãy đọc những tạp chí như House Beautiful – hãy đọc chứ đừng chỉ nhìn tranh thôi nhé
 Những người có vốn từ vựng ít thường không thích đọc chút nào cả bởi họ không hiểu nghĩa của nhiều từ. Nếu bạn cảm thấy việc đọc tẻ nhạt như vậy thì hãy thử cách khác dễ hơn. Báo thường dễ đọc hơn tạp chí. Tạp chí Reader’s Digest dễ đọc hơn The Atlantic Monthly. Sẽ chẳng có ích gì nếu bạn đọc những thứ bạn không hiểu hoặc không thấy hứng thú. Điều quan trọng là bạn đọc thứ mà bạn cảm thấy hay và đọc càng thường xuyên càng tốt. .

3. Dùng từ điển
 Hầu hết mọi người đều biết cách tra nghĩa của từ bằng từ điển. Sau đây là một số điểm lưu ý
 • Có riêng một cuốn từ điển
 Hãy để nó ở nơi mà bạn thường xuyên đọc
 • Khoanh tròn từ bạn tìm
 Sau khi khoanh tròn, mắt bạn sẽ tự nhiên di chuyển tới những từ mà bạn vừa khoanh tròn bất cứ khi nào mở từ điển ra. Việc này sẽ giúp bạn ôn tập nhanh
 • Đọc tất cả các nghĩa của từ
 Hãy nhớ là 1 từ có thể có nhiều hơn 1 nghĩa, và nghĩa mà bạn tìm có thể không phải là nghĩa đầu tiên xuất hiện trong từ điển. Thậm chí nếu như vậy thì nghĩa khác của từ cũng giúp bạn hiểu thêm cách sử dụng của từ đó. Và trong mỗi phần giải nghĩa của từ, sẽ có thể cho bạn biết thêm về quá trình phát triển tới nghĩa hiện tại của từ. Điều này có thể sẽ làm tăng hứng thú học từ vựng cũng như sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.
 4. Học và ôn luyện thường xuyên
 Khi đã biết từ rồi, việc xây dựng vốn từ vựng đơn giản là ôn luyện từ thường xuyên cho tới khi nó nằm trong trí nhớ của bạn. Tốt nhất là bạn tự đề ra 1 khoảng thời gian nhất định trong ngày để học từ mới. Trong thời gian này, bạn có thể tra từ điển nghĩa các từ mà bạn gặp và ôn lại những từ cũ trong quá trình học. Đặt mục tiêu về số lượng từ bạn sẽ học trong 1 ngày. 15 phút mỗi ngày sẽ mang lại kết quả tốt hơn là nửa tiếng một tuần hoặc tương tự thế. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có thể bỏ ra nửa tiếng một tuần thì có thể bắt đầu như vậy. Sau đó bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho nó và sẽ đi đúng hướng.
 Để ôn từ hiệu quả, tất cả thông tin về từ đó nên được để cùng 1 chỗ, chẳng hạn như trong cuốn sổ ghi chép hoặc thẻ mục lục. Thẻ mục lục rất thuận tiện vì từ được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái nên có thể tra cứu lại dễ dàng. Và bạn cũng có thể mang chúng theo mình và học từ vựng ở mọi nơi. Học từ một cách có phương pháp, hệ thống và ôn luyện ít nhất 2 tuần một lần.
 Đừng vứt thẻ mục lục đi bởi bạn sẽ có cảm nhận được thành quả của mình đạt được khi thấy tập thẻ ngày càng nhiều lên và thỉnh thoảng có thể nhìn chồng thẻ cũ mà nghĩ rằng “ Thực sự là trước đây tôi đã không biết nghĩa của từ này đấy!”
 Chiến Lược Cải Thiện Từ Vựng TOEIC
 Một trong những cách tốt nhất để nâng cao vốn từ vựng của bạn là đọc, và đọc thường xuyên. Khi bạn đọc, bạn cần chú ý nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
 Bạn càng đọc thì bạn càng thấy nhiểu từ. Bạn càng thấy nhiều từ thì bạn càng học được nhiều. Việc đọc là một trải nghiệm rất thú vị, vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đọc những điều thú vị cho bạn. Sau đó, bạn sẽ có niềm vui, nâng cao vốn từ vựng của bạn, và xây dựng kỹ năng bạn cần cho kỳ thi TOEIC. Khi bạn đọc, có một số chiến lược bạn có thể sử dụng để nâng cao vốn từ vựng của bạn.
 1. Phân Tích Thành Phần Của Từ
 Từ được hình thành bởi các từ gốc (roots), các tiền tố (prefixes) đứng trước từ gốc, và các hậu tố (suffixes) đứng sau từ gốc.
 Ví dụ
re (tiền tố) + circula (từ gốc) + tion (hậu tố) = recirculation
 Trong tiếng Anh, có rất nhiều từ gốc, các tiền tố, và hậu tố xuất xứ từ tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh. Tìm hiểu về ý nghĩa của các từ gốc, các tiền tố, và hậu tố sẽ giúp bạn tăng vốn từ vựng của bạn.
 Ví dụ
re (lại) có nghĩa là again (một lần nữa)
reunite (đoàn tụ) nghĩa là bring together (mang lại với nhau một lần nữa)
reconsider (xem xét lại) nghĩa là think about again (suy nghĩ một lần nữa)
retrain (đào tạo lại) train again (đào tạo một lần nữa)
 2. Nhận diện được những hình thức ngữ pháp (Grammatical Forms)
 Một số hậu tố (suffixes) cho bạn biết một từ là một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ. Bạn có thể học cách nhận diện những hậu tố khác nhau. Những hậu tố sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của từ mới.
Ví dụ
 Nouns (Danh từ)                         Adjectives                      Verbs
-tion              competition               -y      easy                             -ize       memorize
-ance            deliverance                       -ous       mountainous      -ate      refrigerate
-ence    independence       -able  capable         -en           lengthen
-ment    government                  -al                 musical                
-ism              Buddhism             -ic                  athletic                 
-ship             friendship             -ful        beautiful                       
-ity               community                       -less      careless                       
-er                teacher                                        
-or                inspector               Adverbs                          
-ee               attendee               -ly                 quickly                 

3. Nhận diện được Word Families
 Cũng giống như anh chị em trong cùng một gia đình, những từ đều có liên quan với nhau. Một từ có thể trở thành một danh từ, một động từ, một tính từ, hoặc một trạng từ bằng cách thay đổi hậu tố (suffixes) của nó.
 Ví dụ
 depend (verb)
 dependence (noun) dependable (adjective) dependably (adverb)
 Bốn từ trên cùng với nhau tạo thành một gia đình từ. Ý nghĩa của mỗi từ là tương tự với những từ khác, nhưng mỗi từ có một hình thức khác nhau về ngữ pháp. Việc biết gia đình từ (word families) sẽ giúp bạn điều gì?
 • Bạn sẽ học được nhiều từ hơn. Khi bạn tìm thấy một từ mới, hãy tìm trong từ điển để tìm các thành viên khác trong cùng gia đình từ.
• Bạn sẽ hiểu được những từ mới. Xem xét cẩn thận một từ mới. Nó có thể là liên quan đến một từ mà bạn đã biết.
 4. Hãy làm một danh sách từ vựng của riêng bạn

Khi bạn đọc, bạn sẽ gặp nhiều từ mới, và bạn sẽ cần phải có cách tổ chức hiệu quả để ghi lại chúng.
 • Sử dụng một cuốn tập để ghi lại những từ mới của bạn.
• Đối với mỗi từ mới, viết từ, từ đồng nghĩa, định nghĩa, các câu gốc mà bạn tìm thấy các từ, và sau đó tạo thành câu của riêng bạn bằng cách sử dụng các từ này.
• Mỗi ngày, hãy xem lại các từ của những ngày trước đó.
• Photo bảng biểu dưới đây để làm danh sách từ vựng cho riêng bạn.
St




NHẬN XÉT ()