-->

Cuộc cách mạng trong dịch thuật

Cuộc cách mạng trong dịch thuật

Tại sao dich thuat lại có một ảnh hưởng to tát đến sự phát triển của Trung văn hiện đại như vậy? Phải chăng nó có liên hệ đến cái đặc điểm của ngôn ngữ Trung Hoa cổ điển là một ngôn ngữ tượng hình.



Trong tiến trình hiện đại hoá xã hội, việc tiếp nhận thông tin là điều kiện tiên quyết; và một khi cái cổng ngăn cách với thế giới bên ngoài đã sụp xuống và cái ngôn ngữ tượng hình không thể tự điều chỉnh để đáp ứng thoả đáng với tình hình mới, thì nó phải chịu sự can thiệp của những ngôn ngữ hoàn toàn khác lạ để chính nó được thay đổi và phát triển.

Trái lại, vấn đề này không xảy ra cho những ngôn ngữ sử dụng hệ thống mẫu tự La-tinh để viết. Trong thực tế, văn bản dịch thuật hiện hữu nơi cái kẽ chính giữa hai ngôn ngữ, và chuyên chở cái cảm hứng của cả hai ngôn ngữ, mà lại không lệ thuộc vào ngôn ngữ nào cả. Vì đặc điểm này, dịch thuật là một cuộc tập kích vào Trung văn—vốn là một hệ thống ngôn ngữ cực kỳ khép kín, và do đó dịch thuật đã thúc đẩy sự chuyển hướng về những dạng thức hiện đại.

Nghề dịch thuật ngoại văn trở thành một chỗ núp dưới sự đàn áp khắc nghiệt của chế độ độc tài. Nhiều nhà văn có thể ẩn vào đó để tránh những sự đe doạ và sách nhiễu bởi lối hành ngôn chính thống, và nhờ đó đã phần nào tự làm thoả mãn những khát vọng sáng tạo của mình. Điều này đã giúp cho văn phòng dịch thuật được phát triển như một dạng thức ngoại biên.

Ở Việt Nam, cuối những năm 50, nghĩa là sau mười năm phát triển, văn phong dịch thuật đã đạt đến sự trưởng thành. Nếu so sánh các bản dịch của những năm 60 với các bản dịch của những năm 50, chúng ta có thể thấy một sự dị biệt về chất lượng. Tại sao văn phong dịch thuật, bắt đầu thành hình trong Phong Trào Ngũ Tứ và tiến hoá qua một thời gian dài, đột nhiên trưởng thành trong vòng mười năm sau 1949? Đây là một vấn đề phức tạp và cần có sự giải thích sâu xa hơn. Có thể đưa ra hai lý do:

Một, sau khi cộng sản nắm chính quyền, Đảng nỗ lực hô hào cho một thứ văn chương đại chúng mà mục đích của nó là tuyên truyền. Điều này làm nảy ra sự phát triển của văn phong dịch thuật và làm tăng tiềm năng của dòng văn chương thuần túy.

Hai, một nhóm nhà văn tài hoa dấn thân vào việc dịch thuật. Họ là những cột trụ của một nhóm lớn gồm các chuyên gia trong lĩnh vực dịch thuật và nghiên cứu ngoại văn. Từ Phong Trào Ngũ Tứ đến lúc ấy, một hiện tượng như thế chưa từng xảy ra bao giờ.

Nếu văn phong dịch thuật đã trưởng thành trong vòng 20 năm từ 1949 đến Cách Mạng Văn Hoá, thì trong vòng 20 năm từ lúc luồng văn chương "địa hạ" ra đời cho đến hiện tại [năm 1991], văn chương Trung quốc đã tránh được lối hành ngôn chính thống trong lúc dần dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của văn phong dịch thuật. Điều này đáng là đề tài cho một cuộc nghiên cứu sâu xa hơn.

Một cuộc cách mạng thầm lặng đã kiên cường diễn ra bất chấp cuộc đàn áp tàn bạo của lối hành ngôn chính thống và đã nuôi nấng những hạt giống của nền văn chương đương đại mãi cho đến hôm nay. Cuộc cách mạng dịch thuật đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển ngôn ngữ của chúng ta.

NHẬN XÉT ()