-->

Dịch thuật và phê bình dịch thuật

Dịch thuật và phê bình dịch thuật

Nhiều người chúng ta vẫn cho rằng dich thuat chỉ đơn giản là việc dịch từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác nhưng có thật là chỉ đơn giản như vậy. Bạn hãy chú ý đến từ “thuật”, đó cũng là một môn nghệ thuật đòi hỏi dịch giả phải đặt hết tâm huyết và viết theo phong cách riêng của mình.

Ðẩy vấn đề gần hơn với những tác phẩm dịch hiện đại đang gây tranh cãi, dịch giả Trịnh Lữ - người đã dịch rất thành công Cuộc đời của Pi và giờ đây cũng đang chấp nhận bị mổ xẻ vì táo bạo dịch lại Gatsby vĩ đại thành Ðại gia Gatsby - cho rằng: "Các nhà làm sách và các dịch giả hiện nay nhiều khi bị chi phối bởi những giá trị khác ngôn ngữ, cho nên những tranh cãi hay phê phán với các bản dịch hiện nay tưởng là tranh cãi về ngôn ngữ nhưng thật ra là về văn hóa".
Khái niệm dịch đúng nên dành cho văn bản dịch thuật hành chính pháp luật, tài liệu lưu trữ. Bản dịch văn chương không chỉ gồm những từ đúng xếp cạnh nhau, theo dịch giả, nhà phê bình văn học George Steiner: bản dịch tạo ra một ngôn ngữ thuần túy, ở giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa.
Liệu có cần một nền phê bình dịch thuật?
Các dịch giả thế hệ tiền bối sở dĩ có những bản dịch hay là vì không khí của văn hóa Pháp tràn ngập xã hội, học sinh phổ thông cũng có thể nói chuyện và đọc sách bằng tiếng Pháp, nên việc tiếp cận văn chương sẽ trở nên dễ dàng hơn. Người đọc ngày đó cũng ít hơn, vì xã hội ít người biết chữ hơn, nhưng nền giáo dục ngày đó đảm bảo đã biết chữ là có văn hóa, nên độc giả ngày đó thưởng thức tác phẩm một cách văn hóa hơn. Người đọc ngày nay đông hơn, có chữ nhưng chưa chắc có văn hóa, vì vậy phản ứng đa dạng từ khen, chê đến "ném đá" cũng là bình thường và cần phải có ứng xử thận trọng chứ không nên quá lo lắng. Cũng vì thế, mới thật sự cần đến vai trò của một nền phê bình dịch thuật.
Đầu thế kỷ 20, với một thị trường chưa mấy rộng lớn, bản dịch đầu tiên của Tuyển tập văn học châu Âu đã bán được 150.000 bản ở Nhật. Sau rất nhiều thăng trầm của sách in và của văn học dịch, sau nhiều tranh cãi về hai phong cách dịch: mô phỏng và chính xác, mới cách đây hai năm bản dịch Anh em nhà Karamazov đã được ấn hành với số lượng... 1 triệu bản. Một điều tra xã hội học cho biết: độc giả Nhật hiện đại thích bản dịch này vì... dễ đọc hơn. Trong khi đó, cách dịch mô phỏng hầu như đã không tồn tại ở Việt Nam mấy chục năm nay. Các nhà phê bình dịch thuật hoàn toàn vắng bóng trong những phân tích "thị trường" cần thiết như thế này.

Có thể nói người dịch thuật cũng là một nghệ sĩ, một nhà văn bởi nếu không có họ thì làm gì có những tác phẩm nổi tiếng trên toàn thế giới? Nhờ có dịch thuật mà mọi rào cản ngôn ngữ đều bị xóa bỏ, ở đó chỉ còn lại những trái tim đồng điệu nhau.
NHẬN XÉT ()