Lời tựa: Chúng ta học tiếng Anh ở phổ
thông hay đại học, nhiều khi chỉ quanh quẩn học theo giáo trình, học từ vựng,
ngữ pháp, điền từ, làm test, mà ít khi ứng dụng vào việc đọc tài liệu tiếngAnh.
Việc đọc tin tức báo chí tiếng Anh như: New York Times,
Economist, BBC, CNN, Bloomberg... hàng ngày sẽ giúp chúng ta nhìn ra thế giới
mà không cần qua các báo tiếng Việt dịch. Tiếp xúc hàng ngày với các tờ báo uy
tín, văn phong tiếng Anh chuẩn, giúp trình độ English của bạn tăng lên một cách
tự nhiên.
Vào http://news.google.com, chuyển sang U.S Edition, rồi
search Vietnam, bạn sẽ theo dõi được tin tức báo chí quốc tế viết về Vietnam.
Xem thêm: Cách tìm tin tức Báo Chí Quốc Tế viết về Việt Nam.
Tuy nhiên trở ngại đầu tiên của việc đọc báo chí hay tài
liệu tiếng Anh, đó là từ mới, rồi đến văn phong tiếng Anh, và kiến thức về thời
sự hay kiến thức liên quan đến tài liệu.
5 bước sau đây sẽ giúp bạn Đọc Báo
Chí, Tài Liệu tiếng Anh một cách thuận lợi hơn.
Bước 1:
Tham gia lớp học Dịch Báo Chí
(Tất nhiên nếu bạn không có điều kiện tham gia thì bỏ qua)
Học dịch giúp mình tự tin hơn khi cầm
tờ báo tiếng Anh hay đọc sách nhiều tài liệu tiếng Anh kinh tế, xã hội.
Học dịch còn giúp mình ứng dụng tiếng
Anh tốt hơn, vì có thể đọc được tài liệu, giúp làm quen với văn phong viết, văn
phong báo chí.
Học dịch lúc đầu hơi khó (đặc biết với
các bạn trình độ trung bình, kém) vì nhiều từ mới, nhưng sẽ thích vì nhiều kiến
thức kinh tế, xã hội bổ ích. Và từ đó có thể tự mình tìm hiểu tài liệu, tin tức
từ các sách kinh tế tiếng Anh (mà các thầy cô mình cũng đọc từ đấy cả).
Khi đã cảm thấy thích tiếng Anh rồi, thì sẽ thích học hơn và
học đúng cách hơn (phát âm chuẩn hơn, nói natively hơn, nghe, đọc và tạo một
môi trường tiếng Anh cho riêng mình).
Sau đây là 1 số điểm học dịch hay mà tôi biết và đã từng học
ở Hà Nội:
Lớp thầy Tân: (http://thaibatan.com/index.php?option=com_content&task=view&id=553&Itemid=53,
từ 6pm-8pm thứ 2 đến thứ 7, học phí 200K/1 tháng, tuần 3 buổi: thứ 2, 4, 6 lớp
khó, thứ 3, 5, 7 lớp dễ). Thầy Tân thì nổi tiếng ở Hà Nội từ 15 năm nay. Kiến
thức thầy rộng, dịch hay, vui tính, hay miễn giảm cho sinh viên nghèo). Tham
khảo thêm: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=107561&ChannelID=13.
Lớp thầy Nghiêm: (Phòng 2403, tầng
24 tòa nhà Techcombank, phố Láng Hạ, đt 0435147915, nên gọi điện trước để hỏi
lịch, Học phí 40k/1 buổi, 300k/ 10 buổi) Bài dịch ở lớp thầy Nghiêm thường là
các bài phân tích bình luận khó, nhưng hay và bổ ích. Kiến thức lịch sử, xã hội
và nước Mỹ của thầy sâu rộng, mở mang cho ta nhiều.
Chắc còn nhiều lớp học dịch hay nữa, nhờ các bạn bổ sung
nhé!
Bước 2:
Đọc tin tức thế giới hàng ngày trên báo tiếng Việt
Quan trọng của việc này là hiểu tình hình, sự kiện, thì khi
đọc báo chí tiếng Anh mình sẽ hiểu nhanh hơn.
Các tin thời sự chính trị bạn có thể đọc trên: www.vnexpress.net,
www.vietnamnet.vn,
tin tức kinh tế thế giới và kinh tế nói chung có thể đọc trên trang tổng hợp www.cafef.vn
Bước 3:
Cài các từ điển bổ trợ sau đây lên Computer
Chi tiết xem bài: Các từ điển nên cài trên máy tính.
Từ điển Babylon, tích hợp nhiều từ điển bổ ích, như:
- Longman Dictionary of Contemporary English 5th Edition
- Oxford Avanced Learners' Dictionary 7th Edition
- American Idioms
- English Idiomsn
- Anh-Viet
- American Heritage Dictionary
Babylon giúp:
- Tra từ tiện lợi, nhanh, chỉ cần 1 click (chuột giữa) hoặc Ctrl + Chuột phải, vào từ bắt gặp.
- Tra được trên nhiều ứng dụng: Word, Excel, Pdf, Google Chrome, Firefox, IE...
- Thông minh, tự động hiểu cụm từ: Ví dụ: Khi gặp cụm từ look forward to, chỉ cần click Chuột phải vào từ Look, liền hiện ra nghĩa Look forward to.
- Có tích hợp Wikipedia, nên khi gặp Địa Danh, hay Tên Riêng chỉ cần 1 click là ra.
Bước 4:
Quý trọng từng từ vựng, cụm từ, idioms thường nói trên báo chí
Tôi luôn có sổ ghi từ để ghi lại các từ, cụm từ và câu hay,
để học thêm từ vựng và giúp cho việc viết của mình.
Tôi thường ghi từ theo cách và màu sau đây:
- Để giúp suy nghĩ bằng tiếng Anh, tôi thường để nghĩa Anh – Anh. Nếu giải nghĩa tiếng Anh dài quá hoặc khó hiểu, thì tôi chuyển sang viết tiếng Việt.
- Ví dụ thường luôn có để hiểu được ứng dụng của từ.
- Nếu trong Longman hay Babylon có phrase nào hay đi kèm từ đó thì cũng nên ghi vào.
- Chỉ nên ghi 1 nghĩa cho 1 từ trong ngữ cảnh mà bạn đọc trên báo chí, ghi nhiều nghĩa sẽ khó nhớ.
- Dùng kết hợp Babylon và Longman rất quan trọng trong việc tra từ, học từ, phát âm từ.
Ví dụ:
Genuine /'dʒenjuɪn/ (adj) a genuine feeling, desire etc is
one that you really feel
a genuine fear of invasion
a genuine fear of invasion
Invasion /ɪn'veɪʒən/ (n) sự xâm lược
the invasion of Normandy
the invasion of Normandy
Bước 5:
Nghe CNN, BBC, CNBC, Bloomberg hàng ngày
Hiện nay tại Việt Nam, truyền hình cáp đã có CNBC,
Bloomberg, CNN và BBC, để các bạn theo dõi. Khi đã quen từ và phát âm, đọc hiểu
báo chí, việc nghe sẽ đỡ khó dần.
Nghe - thực chất là quen tai,
(quen âm sắc, quen cách nối âm, và quen các âm câm, âm nói nhanh phát ra bé). Trước
khi nghe bạn cần phải hiểu ngữ cảnh, không nên đánh đố mình căng tai ra
nghe, như vậy sẽ nhanh nản. Đánh đố nghe là cách dạy nghe sai lầm tại Việt Nam.
Nghe tiếng Anh một cách thoải mái và tự nhiên nhất
Nguồn: English
Surprise