-->

10 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một trong số những kỹ năng rất quan trọng nhưng chúng ta lại thường không đặt nhiều tâm sức vào nó. Nếu bạn muốn mình giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc, hãy xem xét 10 cách sau:
10. Ngôn ngữ cơ thể: Bạn bảo với bạn mình rằng bạn đang thảo luận nhưng bạn lại khoanh tay trước ngực; nói rằng bạn đang nghe điện thoại nhưng chẳng liếc mắt đến chiếc di động. Ngôn ngữ hình thể đôi khi bộc lộ nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Bất kể cách bạn giao tiếp bằng mắt hay thể hiện trong một video phỏng vấn, đừng quên bạn đang thực hiện giao tiếp dù không nói lời nào.
9. Bỏ những âm tiết không cần thiết: Những âm như “um” hay “ah” chẳng giúp ích gì trong khi bạn đối thoại. Bỏ chúng đi và hãy tỏ ra thật tự tin. Bạn cũng nên tập bỏ tay khỏi túi quần, thư giãn và biết ngừng nghỉ khi nói. Những khoảng lặng này sẽ không gây ra sự khó chịu với người nghe đâu.
8. Phác thảo kịch bản cho những buổi nói chuyện phiếm và các dịp khác: Nói chuyện là một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm chủ. Với những người mới quen bạn sẽ không tránh khỏi những khoảng trống trong giao tiếp. Phương pháp FORD (family-gia đình, occupation-nghề nghiệp, recreation-giải trí, dreams-khát vọng) sẽ giúp bạn phát triển các chủ đề và dẫn dắt câu chuyện phiếm thành cuộc đối thoại chia sẻ thông tin, từ đó bạn và đối phương có thể tìm ra điểm chung.
7. Kể chuyện: Những câu chuyện chứa đựng nhiều sức mạnh. Chúng kích thích não bộ, khiến chúng ta nói chuyện thuyết phục hơn và thậm chí giúp ta làm chủ buổi phỏng vấn.
6. Đặt câu hỏi và lặp lại lời người khác: Đôi khi chúng ta bị cuốn đi và không nghe rõ đối phương đang nói gì. Lúc này, hãy đặt câu hỏi và nhắc lại một vài từ cuối cùng để cho thấy bạn đang rất quan tâm đến những gì người đó nói.
5. Tránh xa những thứ gây xao nhãng: Sẽ thật thô lỗ nếu bạn chăm chăm vào chiếc điện thoại trong khi ai đó đang nói chuyện với bạn hoặc bạn ra ngoài với họ. Có thể bạn không thể cách ly hoàn toàn khỏi những thiết bị công nghệ nhưng nếu bạn tỏ ra tôn trọng đối phương thì chắc chắn sự giao tiếp của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
4. Truyền tải thông điệp tới người nghe: Những người giao tiếp giỏi biết cách điều chỉnh phong cách nói chuyện sao cho phù hợp với người nghe. Bạn có thể dùng cách này để nói chuyện với đồng nghiệp hay với ông chủ nhưng phải dùng cách khác để giao tiếp với những đứa trẻ hay các đối tượng cụ thể khác.
3. Ngắn gọn nhưng xúc tích: Khi viết thư cho ai đó hãy nhớ nguyên tắc BRIEF – background-nền tảng, reason-lý do, information-thông tin, end-lời kết, follow-up-chữ ký. Ngoài ra còn có 7c: clear-rõ ràng, concise-chính xác, concrete-cụ thể, correct-xác thực, coherent-xúc tích, complete-hoàn chỉnh và courteous-lịch sự.
2. Tăng sự đồng cảm: Giao tiếp là sự tương tác. Nếu bạn có thể hiểu lập trường đối phương, bạn sẽ giảm thiểu cảm giác khó khăn trong việc giao tiếp với họ.
1. Lắng nghe: Cuối cùng, song song với tất cả những điều trên chính là bạn phải biết lắng nghe. Hãy lắng nghe chân thành những điều đối phương nói mà không gián đoạn nó. Ngược lại, đối phương cũng sẽ lắng nghe bạn.
Theo Nguyễn Dũng.
NHẬN XÉT ()