Đọc đoạn trích
sau và trả lời câu hỏi:
“(…)Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc
nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai
cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng,
Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài
không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa
quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)
Câu 1: Những câu văn trên
được rút ra từ tác phẩm nào? Đó là lời của ai nói trong hoàn cảnh nào? Giải
thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
Câu 2: Nêu nội dung chính
và tác dụng của lời phủ dụ? Hãy kể tên một tác phẩm có cùng mục đích như lời phủ
dụ?
Câu 3: Các tác giả của đoạn
văn trên vốn là những người trung quân có cảm tình với nhà Lê nhưng lại xây dựng
lên hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy? Em hãy
lí giải thật ngắn gọn về điều đó?
Câu 4: Từ hình tượng Quang
Trung - Nguyễn Huệ, cùng vốn hiểu biết của em, bằng một đoạn văn khoảng nửa
trang giấy thi, hãy ghi lại những suy nghĩ của mình về trách nhiệm ở tuổi trẻ
hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
Gợi ý
Câu 1: Những câu văn trên được rút ra từ tác phẩm nào?
Đó là lời của ai, nói trong hoàn cảnh nào? Giải thích ý nghĩa nhan đề:
- Những câu văn
trên rút ra từ tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi 14)
- Lời của Quang
Trung - Nguyễn Huệ
- Hoàn cảnh nói:
+ Quân Thanh vào
Thăng Long xâm lược
+ Quang Trung hội
quân ở Tam Điệp, Nghệ An
- Ý nghĩa nhan đề:
Tác phẩm viết bằng chữ Hán, thuộc thể Chí theo nhan đề của tác phẩm thì đó là
ghi chép “Sự thống nhất của vương triều nhà Lê” vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh
trả lại Bắc Hà cho vua Lê.
Câu 2: Nội dung chính và tác dụng của lời phủ dụ? Hãy
kể tên một tác phẩm có cùng mục đích như lời phủ dụ?
* Nội dung chính lời phủ dụ:
- Khẳng định chủ
quyền dân tộc; lên án, tố cáo hành động xâm lược của quân Thanh.
- Nhắc lại truyền
thống chống ngoại xâm của dân tộc; kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống giặc.
- Đề ra kỉ luật
nghiêm minh.
* Tác dụng:
- Lời phủ dụ được
xem như một bài hịch ngắn gọn, kích thích lòng yêu nước và ý chí quật cường của
dân tộc
- Có ý nghĩa củng
cố, chấn chỉnh quân đội
* Kể đúng tên một tác phẩm:
Tác phẩm: Nam quốc
Sơn Hà (Sông núi nước Nam) - Được cho là của Lý Thường Kiệt
Câu 3: Các tác giả vốn là những người trung quân rất có
cảm tình với nhà lê nhưng lại xây dựng lên hình tượng người anh hùng áo vải
Quang Trung tuyệt đẹp. Vì sao vậy:
- Cuộc khởi
nghĩa của nghĩa quân Tây Sơn là sự thật lịch sử mà các tác giả đã được chứng kiến
tận mắt, là những trí thức có lương tâm, những người có tâm huyết và tài năng
nên các ông không thể không tôn trọng lịch sử.
- Các tác giả cũng được chứng kiến tận mắt sự
thối nát, kém cỏi, hèn mạt của nhà Lê cùng sự độc ác, hống hách, ngang ngược của
giặc Thanh nên các ông không thể không thở dài ngao ngán, cảm thấy nhục nhã, ý
thức dân tộc không thể không được dâng cao.
- Tất cả những
điều đó đã đem đến những trang ghi chép chân thực
Câu 4: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm
của tuổi trẻ hôm nay đối với đất nước trong hoàn cảnh mới?
- Tuổi trẻ
(thanh niên) là lực lượng xung kích, năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm; sống có mục đích, lí tưởng.
- Được thừa hưởng
nhiều giá trị tốt đẹp của các thế hệ cha anh đi trước, đó là truyền thống yêu
nước nồng nàn, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa,...
Chính vì lẽ đó, họ phải ý thức rõ hơn ai hết vai trò và trách nhiệm của mình
trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc trong hoàn cảnh mới.
- Phải tích cực
học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức bảo vệ Tổ quốc, tham
gia xung kích, đi đầu trong mọi lĩnh vực.