-->

Gợi ý câu hỏi bài Chuyện người con gái Nam Xương

 

Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có nguồn gốc từ một câu chuyện dân gian. Câu chuyện đó có tên là gì?

Câu 2: Nhân vật chính của truyện là Vũ Nương - Người con gái thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Từ việc đọc, học và hiểu tác phẩm, em thấy những vẻ đẹp nào của nhân vật được bộc lộ?

Câu 3: Trong truyện có hai lời thoại của bé Đản:

- Khi cùng cha ra thăm mộ bà: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

- Sau khi Vũ Nương mất: Cha Đản lại đến kia kìa?”

Hãy phân tích và so sánh giá trị nghệ thuật thể hiện ở lời thoại của bé Đản trước và sau cái chết của Vũ Nương.

Gợi ý

Câu 1: Nguồn gốc của “Chuyện người con gái Nam Xương”:

Truyện cổ tích Vợ chàng Trương

Câu 2: Những vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:

- Là người vợ thủy chung

- Là người con dâu hiếu thảo

- Là người mẹ yêu thương con

- Là người trọng nhân phẩm, tình nghĩa.

Câu 3: Giá trị nghệ thuật thể hiện ở lời thoại của bé Đản trước và sau cái chết của Vũ Nương:

- Khi cùng cha ra thăm mộ bà: Ô hay ! Thế ra ông cũng là cha tôi ư. Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

=> Vô tình buộc tội Vũ Nương gieo vào lòng Trương Sinh mối nghi ngờ => thắt nút. 

- Sau khi Vũ Nương mất: Cha Đản lại đến kia kìa?

=> Vô tình gỡ tội cho Vũ Nương giúp Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ => mở nút

NHẬN XÉT ()