-->

Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi bài Nói với con

 

Trong bài thơ Nói với con, Y Phương có viết:

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

Câu 1: Ngôn từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên có gì đặc sắc?

Câu 2: Từ “thương” trong câu thơ “Người đồng mình thương lắm con ơi” có sắc thái biểu cảm như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đã được tác giả sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ những mong muốn của người cha đối với con được gửi gắm trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ (gạch chân khởi ngữ).

Gợi ý

Câu 1: Ngôn đặc sắc sử dụng trong đoạn thơ trên:

Đoạn thơ được tác giả viết bằng ngôn từ giản dị, giàu hình ảnh, chân thành như lời nói hàng ngày của người miền núi, sức truyền cảm được tăng lên bởi các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng hài hoà.

Câu 2: Sắc thái biểu cảm của từ “thương” trong câu thơ “Người đồng mình thương lắm con ơi”:

Từ “thương” thể hiện sự đồng cảm, chân thành....

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng hiện pháp tu từ điệp ngữ:

- Biện pháp điệp ngữ:

+ Điệp từ “sống”

+ Điệp cấu trúc câu: “Sống....không chê....”

- Tác dụng: Góp phần nhấn mạnh, khẳng định bản lĩnh, thái độ sống: Nghị lực phi thường, ân nghĩa thuỷ chung, hồn nhiên phóng khoáng....

Câu 4: Viết đoạn văn làm rõ những mong muốn của người cha đối với con được gửi gắm trong đoạn thơ:

- Bằng tình cảm chân thành, tha thiết, người cha mong con:

+ Biết yêu thương, tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình

+ Biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ.

- Nghệ thuật đối, điệp ngữ, phép ẩn dụ, rút gọn câu.... Góp phần làm nổi bật cảm xúc, khát khao cháy bỏng của người cha...

NHẬN XÉT ()