-->

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi Truyện Kiều

 

Cho câu thơ sau:

“Ngày xuân con én đua thoi”

(Trích “Truyện Kiều “)

Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo. Những câu thơ em vừa chép thuộc đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu tên tác giả?

Câu 2: Theo em, hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào?

Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi”. Em hãy chép lại câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ này là gì?

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép.

Gợi ý

Câu 1: Chép ba câu thơ tiếp theo, vị trí đoạn trích và tác giả:

- Chép tiếp ba câu thơ:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”

- Xuất xứ: Văn bản “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều)

- Tác giả: Nguyễn Du

Câu 2: Hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ:

Hình ảnh “con én đưa thoi” có thể hiểu theo hai cách:

- Cánh én chao liệng đầy trời.

- Thời gian trôi rất nhanh tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời → Mùa xuân chín mươi ngày thì sáu mươi ngày đã trôi qua.

Câu 3: Chép câu thơ cũng sử dụng hình ảnh “thoi”, nêu tên tác giả, tác phẩm. Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ:

- Chép đúng câu thơ:

“Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”

- Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” - tác giả Huy Cận

- Nghĩa chung của hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ: rất nhiều, tấp nập và nhanh.

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên:

- Hình ảnh ẩn dụ “con én đưa thoi” + “thiều quang” → Hình ảnh khái quát về khung cảnh thiên nhiên trong buổi sáng mùa xuân.

- Bức tranh tuyệt mĩ:

+ Hình ảnh “cỏ non” “chân trời”, “bông hoa lê” đã mở ra một cảnh tượng khoáng đạt.

+ Màu sắc của cỏ non xanh, bông hoa lê trắng, là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu

Câu 2: “Nao nao” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh”. Cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho câu thơ? .

Câu 3: Trong Truyện Kiều, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có cách dùng từ như vậy.

Câu 4: Viết đoạn văn theo cách lập luận Tổng - Phân - Hợp khoảng 12 câu diễn tả cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép thế để liên kết câu

Gợi ý

Câu 1: Xuất xứ, tác giả và nội dung đoạn trích:

- Đoạn trích Cảnh ngày xuân

- Tác giả: Nguyễn Du

- Nội dung đoạn thơ: Cảnh buổi chiều mùa xuân khi tan hội và tâm trạng của con người (hoặc cảnh chị em Thuý Kiều đu xuân trở về).

Câu 2: Từ láy “nao nao” và giá trị dùng từ:

- Chữ “nao nao” đâu chỉ gợi về hình dòng nước chảy liu diu, thoáng chút gợn trên bề mặt, mà còn diễn tả một nỗi buồn dịu nhẹ đang tỏa lan.

- Cảnh gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn và linh cảm về cuộc gặp gỡ định mệnh với nấm mồ nàng Đạm Tiên bất hạnh và chàng thư sinh phong tư tài mạo tót vời Kim Trọng.

Câu 3: Câu thơ tả cảnh mang tâm trạng:

“Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu”

Câu 4: Viết đoạn văn diễn tả cảm nhận của em về đoạn thơ trên

- Sáu câu thơ cuối miêu tả cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về.

- Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân, rất êm dịu: ánh nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nho nhỏ bắc ngang. Mọi cử động đều rất nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật đẹp, thanh khiết.

- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian: Không còn bát ngát, trong sáng, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của lễ hội, tất cả đang nhạt dần, lặng dần.

- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Những từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ biểu đạt sắc thái cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Đặc biệt hai chữ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Hai chữ “thơ thẩn” có sức gợi rất lớn, chị em Kiều trong sự bần thần nuối tiếc, lặng buồn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực ra là chia sẻ cái buồn không thể nói hết. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ tha thiết: với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.

=> Đoạn thơ hay bởi đã sử dụng các bút pháp cổ điển: tả cảnh gắn với tả tình, tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp.

NHẬN XÉT ()