Trong một cuốn
tiểu thuyết lịch sử có kể lại sự việc: Vua Quang Trung trên đường ra Bắc đánh
quân Thanh, khi tới Nghệ An, ông cho mở một cuộc duyệt binh lớn rồi đọc lời phủ
dụ để kêu gọi quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long,
các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt
rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải
nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen
cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu
nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh
Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ,
các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy
nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc [….]
Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết
trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra
đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên
cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở
hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói
trước!”
Câu 1: Lời phủ dụ trên được
trích trong tác phẩm nào? Giải thích nhan đề tác phẩm..
Câu 2: Hãy tóm tắt những ý
chính trong lời phủ dụ trên.
Câu 3: Từ hình ảnh người
anh hùng áo vải Quang Trung trong tác phẩm, em có suy nghĩ gì về người anh hùng
dân tộc trong thời đại ngày nay?
Câu 1: Xuất xứ lời phủ dụ và ý nghĩa nhan đề tác phẩm:
- Tên tác phẩm:
“Hoàng Lê nhất thống chí - Trích hồi thứ 14”.
- Giải thích
nhan đề: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê (vào thời điểm Tây
Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê).
Câu 2: Những ý chính trong lối phủ dụ trên:
- Khẳng định chủ
quyền dân tộc
- Lên án hành động
xâm lăng phi nghĩa và dã tâm của giặc
- Nhắc lại truyền
thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc
- Kêu gọi quân
lính “đồng tâm hiệp lực” đánh đuổi kẻ thù
- Ra kỉ luật
nghiêm minh với kẻ “ăn ở hai lòng”
Câu 3: Suy nghĩ về người anh hùng dân tộc trong thời đại
ngày nay:
- Anh hùng là những
người tài năng xuất chúng, công to, đức lớn, được mọi người kính nể.
- Thời xưa: những bậc tài trí xuất chúng
và có năng lực lãnh đạo, đã làm nên những chiến công hiển hách, những sự nghiệp
vẻ vang, lưu danh muôn thuở.
- Thời nay: Anh hùng trong thời đại này
cũng có những tố chất như anh hùng thời chống ngoại xâm dù nội dung cụ thể có
thể khác: tài trí, dũng cảm, quên mình vì dân vì nước.
- Anh hùng trong
những hành động đời thường, bình dị...
- Liên hệ: trong
văn học (Lục Vân Tiên...)
- Bản thân mình làm như thế nào để trở thành
anh hùng?