-->

Phân tích liên quan bài Bếp lửa

 

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5. Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!”...

Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết:

“Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”.

Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu Tổng - Phân - Hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích).

Câu 7: Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

Gợi ý

Câu 1: Chép chính xác 7 câu tiếp theo

“Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác, từ loại nhan đề:

- Bài thơ viết vào năm 1963, khi tác giả đang học ngành luật ở nước ngoài. Bài thơ được đưa vào tập thơ “Hương cây - Bếp lửa”, in chung với Lưu Quang Vũ.

- Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ là danh từ.

Câu 3: Nghĩa từ “Nhóm”:

* Từ “Nhóm” trong đoạn thơ vừa chép được hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa tả thực: “Nhóm” là một hoạt động, làm cho lửa bén vào, bắt vào những vật dễ cháy như rơm, rạ, củi, than,... để tạo thành bếp lửa trong đời sống hàng ngày của người dân vùng thôn quê.

- Nghĩa ẩn dụ: “Nhóm” là khơi dậy tình yêu thương, đánh thức dậy những kí ức đẹp, tình cảm tốt đẹp, có giá trị trong cuộc sống của mỗi con người.

* Phép tu từ:

- Điệp từ “Nhóm”: nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm.

- Từ việc nhóm bếp người bà khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và cho mọi người.

Câu 4: Kỉ niệm tuổi thơ được gợi nhắc:

- Kỉ niệm về nạn đói năm 1945

- Kỉ niệm 8 năm sống cùng bà

- Kỉ niệm giặc đốt làng

Câu 5: Câu thơ “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ”:

- Câu nói của bà vi phạm phương châm về chất.

- Giải thích: Thực chất làng bị giặc đốt nhà bị cháy nhưng bà vẫn dặn cháu nếu viết thư cho bố thì nói rằng nhà vẫn bình yên.

- Câu nói thể hiện nét đẹp của người bà: Yêu thương, hi sinh vì con cháu (kiên cường trước khó khăn ® là điểm tựa tinh thần của con cháu)

Câu 6: Viết đoạn văn suy ngẫm về bà và bếp lửa:

* Cháu suy ngẫm về cuộc đời bà:

- Cuộc đời bà là cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa.

- Suy ngẫm về thói quen dậy sớm nhóm bếp của bà. Đây là một thói quen bà đã làm mấy chục năm rồi và đến tận bây giờ vẫn vậy.

- Bà nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm để nấu nồi xôi gạo, khoai sắn ngọt bùi, nhóm tình yêu thương và nhóm dậy cả những ước mơ, khát vọng của người cháu.

- Về nghệ thuật:

+ Thể thơ 8 chữ;

+ Từ láy “lận đận”, hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa”;

+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ;

+ Ngôn ngữ thơ biểu cảm...

* Cháu suy ngẫm về bếp lửa:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa”

- Bếp lửa với người cháu là kì lạ nơi phương xa bếp lửa đã đánh thức trong cháu những cảm xúc, khơi nguồn cảm hứng để cháu viết nên một bài thơ hay về tình bà cháu.

- Bếp lửa là thiêng liêng vì nói đến bếp lửa là nói đến người bà thân yêu, nói đến tình yêu thương của bà dành cho cháu, nói đến những năm tháng tuổi thơ đầy ý nghĩa khi sống bên bà,...

- Nghệ thuật: Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của người cháu như khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị.

Câu 7: Bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt của bài thơ:

Đây là một hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

- Trước hết đây là một bếp lửa thực, quen thuộc, gần gũi vợi mỗi người Việt Nam. Nó là hình ảnh của kỉ niệm ấu thơ gắn với bóng dáng một người bà cụ thể, có thật của nhà thơ.

- “Bếp lửa” là biểu tượng giàu ý nghĩa: Bếp lửa là tình bà ấm nồng, là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn...

- “Bếp lửa” thành tên gọi của bài thơ cảm động về tình bà cháu giản dị, thiêng liêng, qua đó thể hiện tình cảm gia đình, quê hương, đất nước sâu sắc... ® góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề bài thơ.

NHẬN XÉT ()