Đọc
kĩ phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt
bùi,
Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”
(Bếp lửa - Bằng Việt)
Câu 1:
Em hiểu như thế nào về cụm từ “biết mấy nắng
mưa” trong câu thơ đầu đoạn? Hãy tìm một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thành ngữ em vừa tìm được.
Câu 2:
Tìm trong khổ thơ chi tiết nào được tác giả nhắc đi, nhắc lại nhiều lần? Việc
nhắc lại nhiều lần chi tiết này có ý nghĩa gì?
Câu 3:
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà
được thể hiện trong đoạn thơ trên.
Câu 4:
Hãy kể tên hai bài thơ khác viết về tình cảm gia đình trong chương trình Ngữ
văn lớp 9. Từ hiểu biết của mình về hai tác phẩm, em có suy ngẫm gì (không quá
5 dòng) về tình cảm gia đình?
Gợi ý
Câu 1: Nội dung cụm từ “biết mấy nắng
mưa”:
-
Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu
thơ: Không chỉ nói về những ngày nắng ngày mưa đời bà từng trải qua mà còn nói
tới những vất vả nhọc nhằn mà bà từng nếm trải (đói nghèo, bom đạn, thay con
nuôi cháu...)
-
Một câu thành ngữ có chứa hai từ “nắng”, “mưa” và giải thích ngắn gọn ý nghĩa
câu thành ngữ vừa tìm được: Giãi nắng dầm
mưa, năm nắng mười mưa: Chỉ những khó khăn, vất vả...
Câu 2: Chi tiết được nhắc đi nhắc lại
nhiều lần trong đoạn thơ, ý nghĩa của việc nhắc đi nhắc lại đó:
-
Chi tiết được nhắc đi nhắc lại: Tiếng tu hú
-
Ý nghĩa: Trong 11 câu thơ mà âm vang đến 4 lần tiếng chim tu hú ở những cung bậc
khác nhau như:
+
Than thở, chia sẻ với cảnh ngộ quạnh hiu của 2 bà cháu
+
Khiến hình ảnh người bà thêm đậm nét và tình bà cháu thêm sâu lắng trong lòng đứa
cháu khi hồi tưởng về bà kính yêu.
Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về
hình ảnh người bà:
-
Người bà tảo tần, lam lũ cả cuộc đời hi sinh vì con cháu lận đận đời bà biết mấy
nắng mưa, mấy chục năm rồi đến tận bây giờ, bà vẫn giữ thói quen dậy sớm...
-
Người bà hết lòng yêu thương cháu, người bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều
tốt đẹp, đó là tình yêu thương, là niềm tin yêu, hi vọng...Chú ý phân tích các
câu thơ “nhóm bếp lửa”, “nhóm niềm yêu thương”... Tác giả đã dùng điệp từ “nhóm”
với những nét nghĩa khác nhau để giúp ta vừa hình dung đôi bàn tay khéo léo,
chăm chút giữ lửa của bà vừa giúp ta hiểu được những điều đẹp đẽ, thiêng liêng
và đã nhóm lên trong tâm hồn của cháu...
-
Người bà hiện ra trong nỗi nhớ, trong tình yêu thương, lòng biết ơn vô bờ của
cháu. Bà chính là gia đình, là tuổi thơ, là quê hương, là bếp lửa “kì lạ và
thiêng liêng” nơi tâm hồn cháu.
Câu 4: Hai bài thơ viết về tình cảm gia
đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9
- Kể tên tác phẩm:
+
Bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương
+
Bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên
-
Viết đoạn nêu suy ngẫm về tình cảm gia đình:
+
Là thiêng liêng, bất diệt.
+
Là nơi chắp cánh ước mơ, là nơi neo đậu khi ta mệt mỏi...