Trong
truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê viết:
“Quen rồi Một ngày chúng tôi phá bom đến
năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ
nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mình có nổ, bom có nổ không? Không thì
làm thế nào để châm mìn lần thứ hai. Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh
bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo
xạo trong miệng.”
(SGK Ngữ văn 9 tập 2)
Câu 1:
Đoạn trích trên có sử dụng hình thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng nghệ thuật của
hình thức ngôn ngữ đó?
Câu 2:
Từ đoạn trích trên và từ những hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn
văn nghị luận theo phương pháp lập luận diễn dịch làm rõ diễn biến tâm trạng của
nhân vật Phương Định trong một lần phá bom. Trong đoạn có sử dụng một phép thế,
một câu bị động.
Gợi ý
Câu 1: Đoạn trích trên có sử dụng hình
thức ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng nghệ thuật của hình thức ngôn ngữ đó?
-
Đoạn văn sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm
-
Tác dụng: góp phần thể hiện diễn biến tâm lý của nhân vật Phương Định trong một
lần nhá bom cụ thể: e sợ căng thẳng, hồi hộp.
Câu 2: Viết câu văn làm rõ diễn biến
tâm trạng của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom:
-
Phá bom là công việc hết sức nguy hiểm nhưng với Phương Định công việc đó được
thực hiện như một thói quen.
-
Phương Định có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: đặt nhiệm vụ lên trên
cả tính mạng.
-
Tâm lý của nhân vật Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả chính xác đến
từng cảm giác theo trình tự thời gian:
+
Trước lúc phá bom: thoáng e sợ vì xung quanh chứa đầy nguy hiểm, sau đó nhờ
lòng tự trọng nên lòng dũng cảm tăng lên, can đảm đối mặt với cái chết.
+
Khi đào đất phá bom: Phương Định vô cùng căng thẳng nhưng cô vẫn bình tĩnh, khẩn
trương, mau lẹ và vô cùng thận trọng.
+
Khi chờ bom nổ: tâm trạng hồi hộp, căng thẳng được đẩy lên cao độ.
+
Những cảm giác khi bom nổ và sự lo lắng cho đồng đội.