-->

Trả lời câu hỏi bài thơ Nói với con

 

Cho đoạn thơ:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

Câu 1: Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên.

Câu 2: Theo em việc dùng “từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì?

Câu 3: Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những câu thơ trên là gì?

Câu 4: Bốn câu đầu bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y phương đã diễn tả thật mộc mạc mà sinh động, sâu sắc tình yêu thương của cha mẹ đối với con.

Coi câu đã cho là câu mở đầu của một đoạn văn, hãy viết tiếp thành: đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp. Trong đoạn, sử dụng một câu có thành phần phụ chú và phép nối liên kết câu.

Câu 5: Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

Gợi ý

Câu 1: Thành phần gọi - đáp:

Trong những dòng thơ trên thành phần gọi đáp là: Con ơi

Câu 2: Tác dụng của việc dùng từ ngữ phủ định:

Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều mong ước lớn lao của ngươi cha đối với con: Phải sống một cuộc sống cao đẹp cho xứng đáng với tư cách con người và với quê hương, không được sống thấp hèn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Câu 3: Điều lớn lao nhất cha muốn nói với con:

- Tự hào và phát huy phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: mộc mạc, giản dị nhưng không nhỏ bé về tâm hồn, nhân cách.

- Hãy tự tin, vững bước trên đường đời

Câu 4: Viết đoạn văn tình yêu thương của cha mẹ đối với con:

- Cách diễn đạt lạ, nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng từng câu gợi âm điệu vui tươi ® Hình dung hình ảnh cụ thể: đứa con tập đi, cha mẹ hân hoan trong từng bước đi của con.

- Ý nghĩa khái quát: Từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười, sự trưởng thành của con được cha mẹ nâng niu, dìu đỡ. Con được lớn lên trong không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Đó là hành trang quý báu trong cuộc đời con bởi đó là yếu tố đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành phẩm chất của mỗi con người ® Tấm lòng yêu thương, sự quan tâm của cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

® Bốn câu đầu là lời cha nói với con: cội nguồn sinh dưỡng của con chính là gia đình.

Câu 5: Viết đoạn văn nghị luận về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay:

- Mỗi con người khi sinh xa, lớn lên đều có một cội nguồn rõ ràng, xác định. Cội nguồn đó là gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước. “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”.

- Cội nguồn là không gian sinh tồn và giúp cho sự hình thành, phát triển của mỗi một con người. Nó có tác động to lớn đến con người và giá trị, ý nghĩa đời sống của mỗi người. Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm đối với nguồn cội của mình: tưởng nhớ tổ tiên, cội nguồn gia đình, dân tộc; gắn bó, chia sẻ với gia đình, với đất nước những lúc khó khăn, gian khổ; biết yêu thương và hi sinh cho gia đình, đất nước, quê hương.

NHẬN XÉT ()