-->

Trả lời câu hỏi liên quan đến đoạn thơ Đoàn thuyền đánh cá

 

Cho đoạn thơ:

“Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,

Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.

Câu 1: Tiếng hát trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì?

Câu 2: Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ?

Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên để thấy biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung.

Gợi ý

Câu 1: Ý nghĩa tiếng hát trong đoạn thơ:

Vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh nhịp trăng cao gõ thuyền xua cá vào lưới.

® Cái mới của sự sáng tạo nghệ thuật - một hình ảnh lãng mạn đầy chất thơ - một tưởng tượng đẹp của nhà thơ tạo nên cảnh lao động vừa đẹp, vừa vui, vừa nên thơ bởi sự hoà nhập con người và thiên nhiên cùng lao động

Câu 2: Tác giả so sánh biển đông như lòng mẹ:

- Câu thơ:

“Biển cho ta cả như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”

- Nghệ thuật so sánh: Là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động say sưa thơ mộng, hùng vĩ và đầy lòng biết ơn. Biển luôn ưu đãi con người ® Sự biết ơn của tác giả với biển.

Câu 3: Viết đoạn văn để thấy biển không những giàu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung:

- Biển không những giầu đẹp mà còn rất ân nghĩa thủy chung, bao la như lòng mẹ. Biển cho con người cá, nuôi lớn con người. Những người dân chài đã hát bài ca gọi cá vào với họ:

“Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.”

- Không phải con người gõ thuyền để xua cá vào lưới mà là “trăng cao gõ”. Trong đêm trăng sáng, vầng trăng in xuống mặt nước, sóng xô bóng trăng dưới nước gõ vào mạn thuyền thành hình ảnh “nhịp trăng cao gõ”. Có thể nói đây là hình ảnh lãng mạn đấy chất thơ làm đẹp thêm công việc lao động đánh cá trên biển. Thiên nhiên đã cùng với con người hòa đồng trong lao động.

- Câu thơ “Biển cho ta cả như lòng mẹ/Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” là một lời hát ân tình sâu sắc trong bài ca lao động say sưa thơ mộng, hùng vĩ và đầy lòng biết ơn.

NHẬN XÉT ()