-->

Trả lời câu hỏi về bài thơ Truyện Kiều

 

Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du viết:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

Câu 1: Đoạn trích trên nằm ở phần nào của “Truyện Kiều”? Tại sao dân gian quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều”?

Câu 2: Giải nghĩa thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”? Những suy nghĩ của Kiều về cha mẹ đã thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn nàng?

Câu 3: Từ những suy nghĩ của Thúy Kiều trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” ngày nay?

Gợi ý

Câu 1: Vị trí đoạn trích và vì sao dân gian lại quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều”?

- Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần II: Gia biến và lưu lạc

- Về tên gọi: Dân gian quen gọi “Đoạn trường tân thanh” là “Truyện Kiều” vì: Truyện viết về cuộc đời nhân vật chính là Thúy Kiều, đồng thời gọi như vậy sẽ dễ nhớ.

Câu 2: Nghĩa thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” và vẻ đẹp nào trong tâm hồn nàng Kiều:

Giải nghĩa thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”: Mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ chỗ nằm đã ấm sẵn.

=> Ý cả câu nói về sự lo lắng không biết ai sẽ phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ.

Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của em về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay:

- Khi ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi cảnh ngộ của mình để nghĩ những người thân. Điều đó chứng tỏ Kiều là người con gái có tấm lòng vị tha, hiếu thảo, đáng trân trọng.

- Suy nghĩ về chữ “hiếu” của con cái đối với cha mẹ trong cuộc sống ngày nay.

- Giải thích thế nào là có “hiếu” với cha mẹ.

- Biểu hiện của sự hiếu thảo với cha mẹ. (Xưa-nay)

- Người Việt Nam hiện đại vẫn rất đề cao chữ “hiếu”, tuy nhiên do hoàn cảnh xã hội thay đổi nên cách ứng xử của con cái đối với cha mẹ sao cho trọn hiếu cũng thay đổi.

- Hiếu không chỉ là nhớ ơn chín chữ, không chỉ là quạt nồng ấp lạnh mà còn là cố gắng tu dưỡng rèn đức, luyện tài để trở thành con ngoan, thành người có ích cho xã hội, thỏa lòng mong ước và công lao dưỡng dục của cha mẹ.

- Nêu ý nghĩa sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ.

- Phê phán những hành động trái với đạo lí, chà đạp tình mẫu tử, phụ tử thiêng liêng. Những hành động đó đáng bị xã hội lên án.

- Bài học nhận thức và hành động: Dù trong xa hội nào con cái cũng phải có hiếu với cha mẹ; đó là đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam...

NHẬN XÉT ()