-->

Bí quyết giúp nói chuyện hấp dẫn

 www.dichthuatdaiviet.com

Không ít lần bạn bị cuốn vào cuộc nói chuyện của ai đó không phải vì nội dung hữu ích đối với bạn, mà đơn giản: vì sự hài hước mà người đó làm cho câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn đến lạ thường. Và sau đó, bạn lại ngồi ngầm so sánh và tủi thân vì sao mình không thể nói chuyện hài hước như người ta. Mỗi lần bạn thốt lên là chính bạn cũng cảm nhận được lời mình nói thật nhạt nhẽo, vô vị, và đôi khi còn khiến người khác không muốn nói chuyện với bạn vì câu chuyện của bạn quá nhạt. Vậy làm thế nào để nói chuyện hài hước, có duyên và thu hút được người khác?
Bạn phải nhớ rằng sự hài hước không phải là do bẩm sinh mà nó có được là do được rèn luyện. Bạn hoàn toàn có thể trở thành một người hài hước nếu bạn rèn luyện qua quá trình nói chuyện, tìm hiểu qua truyện cười, phim ảnh, hay nhiều khi bạn sống gần một người hài hước thì bạn cũng trở nên vui tính và dễ gần. Nhưng dù sao thì sự hài hước trong nói chuyện có thể có được từ sự rèn luyện và học hỏi từ bản thân bạn. Một vài yếu tố sau sẽ giúp bạn hình dung cụ thể hơn về sự hài hước từ đó lựa chọn cho mình cách tập luyện phù hợp:
1.      Thay đổi cách sử dụng từ ngữ.
Bạn sẽ thấy rất nhiều câu chuyện nhàm chán trở nên thú vị khi ta thay đổi một vài từ ngữ hài hước không? Nhiều khi trước một câu chuyên quá đỗi bình thường trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhưng dưới cách kể chuyện của những người hài hước nó lại trở thành thú vị khiến nhiều người muốn nghe, thậm chí là muốn nghe đi nghe lại vì nó rất buồn cười.
Để sử dụng những từ ngữ mang tính hài hước bạn nên đọc nhiều sách báo, truyện cười, truyện ngụ ngôn hay truyện thiếu lâm để biết cách biến tấu từ ngữ làm cho chúng mang tính hài hước.
2.      Sử dụng giọng nói và tiết tấu phù hợp.
Âm lượng của giọng nói quyết định sự hài hước trong câu chuyện. Có lúc bạn phải nói to hơn, có lúc chỉ cần nói vừa đủ nghe thôi, có lúc lại phải giả giọng nhân vật trong câu chuyện. Hãy cố gắng nói thật hài hước bằng cách sử dụng các từ ngữ biến tấu giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn. Bạn cũng nên kết hợp với ngôn ngữ cơ thể, với cái chỉ tay hay biểu hiện trên nét mặt giúp cuộc trò chuyện trở nên đặc sắc.
Tiết tấu là sự nhanh chậm, ngắt giọng đúng lúc để tạo sự hài hước cho câu chuyện. Những câu chuyện cười thường có tiết tấu nhanh với giọng kể hồ hởi. Để luyện tập cách sử dụng giọng nói và tiết tấu bạn nên tham khảo qua video trên mạng hay những phim hài hước.
3.      Lựa chọn chủ đề thích hợp.
Chọn chủ đề phù hợp để pha trò cũng rất quan trọng. Vì trong cuộc nói chuyện bao giờ cũng có những ví dụ minh họa. Cách để đưa ra một ví dụ minh họa đúng cũng là một kỹ năng. Ví dụ không nhất thiết phải chính xác hoàn toàn về nội dung nhưng phải liên quan đến cuộc nói chuyện và phải có tính hài hước để tránh sự tẻ nhạt. Bạn cũng nên tránh đưa ra những ví dụ vô duyên hay những lời lẽ dung tục, phản cảm làm chạm đến lòng tự trọng của người khác. Tránh nói mãi một chủ đề mặc dù chủ đề đó mang tính hài hước vì việc lặp đi lặp lại như vậy sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên nhàm chán, nhạt nhẽo.
Để cuộc nói chuyện trở nên thú vị thì cách nói chuyện hấp dẫn trở nên vô cùng quan trọng. Hy vọng với 3 mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp bạn nói chuyện ngày càng hấp dẫn.

Theo Trà Nguyễn - Công ty TNHH Dịch thuật và Thương mại Á Đông.


NHẬN XÉT ()