-->

Kỹ năng đàm phán và thuyết phục tiền lương trước nhà tuyển dụng.

 www.dichthuatdaiviet.com

Đàm phán lương bổng là một vấn đề tế nhị trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn đàm phán về vấn đề này không khéo léo sẽ dẫn đến việc làm mất lòng nhà tuyển dụng và thất bại trong cuộc phỏng vấn. Vậy có bí quyết nào để thương lượng mức lương phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của bản thân.
1. Tham khảo mức lương cho vị trí của bạn.
Nhiều bạn trẻ khi đi xin việc được nhà tuyển dụng đề nghị mức lương mong muốn nhưng lại lúng túng không biết như vậy đã đủ chưa? Trước buổi phỏng vấn hãy tìm hiểu về mặt bằng lương thực tế trong giai đoạn kinh tế hiện nay. Ngoài ra, để tránh gây sốc cho nhà tuyển dụng bạn nên cập nhật về mặt bằng lương vị trí bạn ứng tuyển. Bạn nên tham khảo bạn bè, người thân, và kênh truyền thông để có cái nhìn tổng quát và khách quan về năng lực hiện tại của mình có phù hợp với mức lương đó hay không?
2. Lập kế hoạch cho buổi đàm phán.
Trước khi làm bất kể một việc gì bạn cũng nên lập kế hoạch rõ ràng. Việc lên kế hoạch giúp bạn thực hiện một cách khoa học. Vì vậy trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn bạn phải đặt ra các dữ kiện sau:
- Mức lương mà bạn mong muốn có đáp ứng được nhu cầu về cuộc sống hằng ngày của bạn không?
- Mức lương đó có phù hợp với năng lực và kinh nghiệm hiện tại của bạn không?
- Mức lương nào khiến bạn cảm thấy thỏa mãn.
Đừng quan tâm đến dữ liệu 1 vì nó mang tính cá nhân, không hoàn hảo và nên tập trung vào 2 dữ liệu còn lại để đề ra mức lương mong muốn.

3. Đừng bao giờ là người đầu tiên nói chuyện lương thưởng.
Sẽ không có một nhà tuyển dụng nào thích một ứng viên đề cập đến chuyện tiền nong, điều này sẽ khiến cuộc phỏng vấn mất đi tính chân thật. Còn nếu trong suốt buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng vẫn không đề cập đến vấn đề này, điều đó có nghĩa bạn chưa thuyết phục được họ lựa chọn bạn là ứng viên lý tưởng. Hãy tập trung đến cuộc phỏng vấn và thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn phù hợp với công việc đó hơn ai hết.
4. Hãy chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện lương thưởng.
Khi mới được phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về mức lương mong muốn, bạn đừng vội trả lời ngay. Lúc này, bạn nên khéo léo nói sang một vấn đề khác. Bạn chỉ nên đề cập đến mức lương khi đã tìm hiểu rõ khối lượng công việc.
5. Đừng dựa vào mức lương cũ để quyết định mức lương hiện tại.
Bạn đang ở hai công việc với 2 vị trí khác nhau, vậy nên bạn đừng bao giờ để mức lương cũ tác động đến mức lương mới. Hãy để nhà tuyển dụng biết điểm khác biệt giữa công việc mới và cũ.
6. Đừng bao giờ nói dối nhà tuyển dụng về mức lương hiện nay của bạn.
Đừng bao giờ nói dối một điều gì trước nhà tuyển dụng điều này sẽ khiến bạn mất điểm. Họ sẽ có cách để kiểm tra thu nhập của bạn nếu họ muốn.
7. Cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn cũng nhận được rất nhiều lời đề nghị làm việc tại các công ty đổi thủ của nhà tuyển dụng.
Đây được coi như một biện pháp đòn bẩy. Họ sẽ thực sự cảm thấy bạn phù hơp với vị trí hiện tại đang tuyển dụng. Đồng thời bạn cũng phải thể hiện được mong muốn làm việc tại công ty của nhà tuyển dụng mặc dù có rất nhiều lời mời của các công ty khác.
8. Đừng vội từ chối khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương thấp.
Nếu bạn thực sự muốn một công việc, nhưng nhà tuyển dụng lại đưa ra một mức lương quá thấp. Lúc ấy, bạn đừng vội từ chối mà hãy trả lời rằng bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ. Điều này thể hiện rằng bạn rất quan tâm đến công việc, nhưng muốn họ có thay đổi tốt hơn về lương bổng. Vài ngày sau, hãy gọi điện cho nhà tuyển dụng xem họ có thể thay đổi được gì không trước khi bạn đưa ra câu trả lời cuối cùng.
9. Quan tâm đến các chế độ khác.
Nếu nhà tuyển dụng đề nghị với bạn một mức lương hơi thấp so với nguyện vọng của bạn thì bạn nên cân nhắc đến các phúc lợi khác của người lao động như: tiền thưởng, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian nghỉ phép, môi trường làm việc, cơ hội học hỏi, thăng tiến… để đánh giá tổng quát hơn về những lợi ích công việc có thể mang đến cho bạn.
Hãy giữ cho việc thương lượng trở nên thân thiết để tránh mất lòng nhà tuyển dụng, điều này sẽ giúp bạn có một mức thu nhập phù hợp với năng lực và kinh nghiệm làm việc của bản thân.
Theo Thu Phương – Nhân viên Dịch thuật Á Đông.
NHẬN XÉT ()