-->

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng mềm?


Kỹ năng mềm liên quan đến những mối quan hệ cá nhân, tính cách, và thái độ. Bằng cách phát triển những kỹ năng này, bạn có thể nâng cao hiệu suất làm việc của mình, xây dựng những mối quan hệ vững chắc hơn, và dễ dàng thăng tiến trong công việc. Nếu bạn tự nhận thấy kỹ năng mềm của bạn chưa thật sự tốt, bạn cần phải học cách cải thiện chúng để cuộc sống của bạn trở nên tươi đẹp hơn.

 www.dichthuatdaiviet.com

1.     Phát triển các kỹ năng giao tiếp. Mục đích của bạn là để giao tiếp một cách mạch lạc thông qua viết, nói và giao tiếp phi ngôn từ. Hãy bắt đầu đơn giản bằng cách để ý xem những người khác cảm thấy như thế nào khi họ ở quanh bạn hoặc khi họ trò chuyện với bạn.
·        Giao tiếp bằng mắt. Khi bạn gặp bất kỳ ai trong phòng hoặc ngoài đường, hãy nhìn vào mắt họ khi bạn chào hỏi hoặc nói chuyện với những người đó. Tránh những ánh mắt liếc ngang, liếc dọc hay nhìn  xung quanh.
·        Kiểm soát ngôn ngữ cơ thể. Hãy chỉ ra sự thích thú của bạn bằng cách ngồi thẳng và hơi ngả về phía trước khi giao tiếp với ai đó. Không nên bẻ những ngón tay hoặc ngón chân. Hãy chắc là bạn đang ở trong tư thế thoải mái nhất khi bạn nói chuyện với mọi người.
·        Luyện nói. Kỹ năng này bao gồm cả việc nói trước đám đông và những cuộc giao tiếp xã giao thông thường. Hãy chú ý đến tốc độ và âm vực khi bạn nói. Nếu bạn cảm thấy khó khi nói chuyện trong các mối quan hệ cá nhân, hãy luyện tập với một người bạn thân của mình hoặc các thành viên trong gia đình. Nếu bạn cảm thấy lo lắng khi nói chuyện trước đám đông, hãy tích cực tham gia thuyết trình trong những nhóm nhỏ hơn và sau đó làm quen dần với những nhóm đông người.
·        Phát triển kỹ năng viết. Hãy làm quen với việc viết email, thư và viết những ghi chú. Học cách viết đúng chính tả và ngữ pháp. Tập cho mình khả năng sử dụng những cấu trúc câu một cách thành thạo.

2.     Luyện tập kỹ năng nghe chủ động. Kỹ năng nghe chủ động cũng cần một số nguyên tắc cơ bản. Chúng ta nghe vì rất nhiều lý do khác nhau: nghe để hiểu hướng dẫn, nghe để chia sẻ với người khác, hay để đánh giá xem một kế hoạch nào đó là tốt hay không. Tạm thời bỏ qua những lý do trên, bạn hãy ghi nhớ một số điều sau đây.
·        Hãy nhắc lại ý chính và hỏi về những vấn đề mà người đang trò chuyện với bạn đề cập. Điều này cho thấy bạn đang quan tâm và tập trung nghe họ nói. Nó cũng cho thấy là bạn hiểu nội dung câu chuyện.
·        Hãy ghi chú khi cần thiết. Điều này cho thấy rằng chủ đề đó quan trọng với bạn. Hãy luyện tập ghi chú thật nhiều trong những buổi họp nhóm hoặc khóa đào tạo nhân viên mà bạn tham gia.
·        Đừng ngắt lời người khác. Hãy tôn trọng người khác bằng cách để họ nói hết câu.
·        Quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể của người khác. Hãy quan sát tư thế, giọng nói, ánh mắt, cử chỉ và nét mặt của người bạn giao tiếp với.
3.     Xây dựng mối quan hệ. Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong môi trường công sở, đặc biệt là đối với những tổ chức có những nhóm, ban, ngành. Hãy tìm cách xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, giám sát, sếp hoặc các cộng sự trong kinh doanh.
·        Kết bạn với đồng nghiệp. Hãy chào hỏi họ khi họ đến văn phòng. Mời họ ăn trưa hoặc đi café. Hãy dành một vài phút trò chuyện cùng họ trong giờ giải lao. Tích cực tham gia vào các sự kiện trong công việc như khóa đào tạo nhân viên, đào tạo ngoại ngữ, nghiệp vụ… Không nên tham gia vào các cuộc đàm tiếu, điều này chỉ làm hỏng mối quan hệ của bạn mà thôi.
·        Học cách xử lý các mâu thuẫn theo hướng tích cực. Giải quyết các vấn đề cá nhân theo cách riêng tư. Hãy tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân sau đó cùng nhau tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề mâu thuẫn đó.
·        Hãy đoàn kết mọi người trong hay ngoài tổ chức của bạn. Hỏi han họ về công việc. Chia sẻ một ít về bản thân bạn. Trao đổi thông tin liên lạc và hãy chắc chắn là bạn phải trao đổi với họ sau đó một cách thường xuyên.
4.     Luyện tập kỹ năng lãnh đạo. Kỹ năng lãnh đạo đơn giản được hiểu là tạo ảnh hưởng của mình với người khác. Theo đó, kỹ năng này có thể hữu ích đối với bất kỳ ai cho dù họ ở cấp độ, chức vụ nào trong một tổ chức.
·        Quan sát sếp của bạn và để ý xem họ lãnh đạo nhóm của bạn như thế nào. Tìm ra những điều tích cực của sếp bạn và học theo.
·        Luyện tập kỹ năng lãnh đạo của bạn trong một nhóm thảo luận nhỏ bằng cách hỏi những thành viên trong nhóm những câu hỏi và lôi kéo những thành viên trầm tham gia vào cuộc thảo luận.
·        Làm gương cho người khác bằng cách thể hiện thái độ tích cực trong những tính huống khó khăn. Duy trì sự bình tĩnh trong những thời kỳ khủng hoảng. Nói về mối quan tâm của bạn với sếp thay vì với nói với nhóm của bạn.
5.     Hãy chủ động. Thể hiện trách nhiệm và sự nhiệt tình của bạn với công việc bằng cách luôn nở nụ cười. Hay hãy tự giác làm việc nghiêm túc và không cần đến sự nhắc nhở của sếp bạn.
·        Tự giác làm việc mà không cần phải có sự nhắc nhở. Hãy chủ động tìm việc cần làm và làm nó. Nếu một đồng nghiệp phải đảm nhiệm dự án lớn và bạn có thể giúp họ, hãy nhiệt tình giúp đỡ họ.
·        Tìm kiếm công việc thử thách. Cố gắng phát triển kỹ năng chuyên môn của bạn. Nghiên cứu về tổ chức bạn tham gia. Hỏi đồng nghiệp về phòng ban bạn làm. Tham gia các khóa đào tạo, đọc blog hoặc đăng ký các tạp chí về lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Congtuybk
NHẬN XÉT ()