-->

Top 10 kỹ năng mềm cần thiết cho ứng viên khi xin việc

 www.dichthuatdaiviet.com

Ngày nay, bằng cấp và chứng chỉ đều quan trọng nhưng việc nuôi dưỡng những kỹ năng mềm - kỹ năng thiên về hướng xã hội hơn là chuyên môn - là một phần không thể thiếu trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động năng động và luôn đáp ứng được yêu cầu cao trong công việc. Đã khi nào bạn thử kiểm kê các kỹ năng mềm mà bạn đang có chưa? Biết đâu bạn có những kỹ năng tốt mà bây giờ bạn mới phát hiện ra.
Chúng ta có thể đạt được kỹ năng này từ những công việc đã từng làm, trách nhiệm từng đảm nhận, kinh nghiệm cuộc sống và những sở thích cá nhân. Một số kỹ năng của bạn thậm chí có thể bị ẩn đi mà khi xác định lại được, chúng có thể được thêm vào hồ sơ xin việc để giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá hơn khi bạn tìm việc.

Kỹ năng mềm là những kỹ năng thông thường như Khả năng chấp nhận và học hỏi từ những lời phê bình, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian,… Những kỹ năng này sẽ có ích cho bạn trong nhiều loại hình công việc khác nhau, không chỉ công việc mục tiêu mà bạn đang theo đuổi.
Dưới đây là top 10 Kỹ năng mềm thiết yếu mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trên thị trường việc làm hiện nay:
1. Kỹ năng giao tiếp: Đây không chỉ là khả năng nói được ngôn ngữ. Kỹ năng giao tiếp liên quan đến khả năng nghe tích cực, khả năng trình bày cũng như khả năng viết tuyệt vời. Một kỹ năng giao tiếp được tìm kiếm rất nhiều là khả năng giải thích các khái niệm chuyên môn cho đối tác, khách hàng và đồng nghiệp mà không cần hiểu biết nhiều về kỹ thuật.
2. Kỹ năng máy tính và hiểu biết chuyên môn: Hầu như tất cả các công việc ngày nay đều đòi hỏi năng lực sử dụng các phần mềm máy tính cơ bản, nhưng nhiều người tìm việc lại không thêm kỹ năng này vào hồ sơ xin việc vì họ cho rằng chúng là điều hiển nhiên. Nếu lĩnh vực làm việc của bạn có cần đến kỹ năng máy tính thì hãy thêm phần “Kỹ năng chuyên môn” hoặc “Sử dụng thành thạo các hệ thống” vào đơn xin việc của bạn.
3. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ: Khả năng làm việc theo nhóm, gắn kết cùng những người khác và xử lý xung đột được cho là tài sản quý giá tại nơi làm việc. Đây là kỹ năng quan trọng bạn cần phải có đầu tiên và trong quá trình thăng tiến sự nghiệp của bạn, khả năng làm việc cùng những người khác càng trở nên quan trọng hơn. Thành tích cá nhân rất quan trọng trong lý lịch của bạn, nhưng việc bạn có thể làm việc tốt với những người khác cũng quan trọng không kém.
4. Khả năng thích ứng: Đừng đánh giá thấp khả năng thích ứng với những thay đổi và khả năng xử lý những nhiệm vụ phức tạp. Trong thời buổi công nghệ hóa và môi trường làm việc phát triển nhanh chóng, khả năng bắt kịp công nghệ mới và điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi của môi trường làm việc xung quanh rất quan trọng. Trình bày sơ yếu lý lịch sự thích hợp của bạn với công ty bằng cách đưa ra một ví dụ về cách bạn thích nghi với sự thay đổi đột ngột tại nơi làm việc.
5. Kỹ năng tìm kiếm: Với sự hỗ trợ đắc lực của Google, bạn có thể dễ dàng tìm được câu trả lời cho các vấn đề thông thường. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng mong muốn tìm kiếm được những nhân viên có kỹ năng đánh giá hoàn cảnh, tìm kiếm theo nhiều góc nhìn khác nhau và thu thập thêm thông tin mang tính chiều sâu.
6. Kỹ năng quản lý dự án: Tổ chức, lập kế hoạch và triển khai hiệu quả các dự án, nhiệm vụ cho chính mình và những người khác là một kỹ năng ấn tượng cần có. Trong quá khứ, đây là một công việc độc lập. Ngày nay, nhiều công ty không thuê người quản lý dự án bởi vì họ mong muốn tất cả các nhân viên của họ có một phần nào đó của kỹ năng này.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Khả năng sử dụng óc sáng tạo, lý luận, kinh nghiệm quá khứ, khả năng tận dụng nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có để giải quyết vấn đề rất hấp dẫn vì nó giúp tiết kiệm thời gian quý báu cho tất cả mọi người trong tổ chức. Làm nổi bật các kỹ năng này bằng cách kể ra một ví dụ khi tổ chức của bạn đã có một tình huống khó khăn và bạn đã giải quyết nó một cách hiệu quả như thế nào.
8. Phương pháp cải tiến chuyên môn: Mọi công ty đều có chung mục tiêu đầu tiên là tiết kiệm tiền. Việc tối ưu hóa các thủ tục kinh doanh có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc của công ty. Định lượng kết quả trong lý lịch của bạn bằng cách liệt kê các con số trước và sau khi hoàn thành các dự án mà bạn tham gia thực hiện.
9. Đạo đức nghề nghiệp tốt: Người sử dụng lao động luôn tìm kiếm những nhân viên có nhiều sáng kiến, đáng tin cậy và có thể hoàn thành công việc ngay từ lần đầu đảm nhận. Các nhà quản lý không có thời gian và nguồn lực để thực hiện công việc “giữ trẻ”, vì vậy đây là một kỹ năng được mong đợi ở tất cả các nhân viên. Đừng để nhà tuyển dụng phê bình bằng cách gửi một sơ yếu lý lịch có lỗi chính tả, lỗi in ấn hay có kinh nghiệm làm việc được cường điệu hóa.
10. Trí tuệ Cảm xúc: Mặc dù bạn hầu như không bao giờ thấy điều này trong mô tả công việc, kỹ năng được tìm kiếm rất nhiều này liên quan đến kỹ năng xã hội, nhận thức xã hội và khả năng tự quản lý của bạn. Trí tuệ cảm xúc thường biểu hiện thông qua các tương tác thực tế với quản lý nhân sự, nhưng bạn có thể gợi ý rằng bạn có kỹ năng này với một bản lý lịch chiến lược tại phần kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn còn thiếu so với yêu cầu công việc.
Đưa những kỹ năng trên vào CV của bạn!
Hãy làm cho CV của bạn ấn tượng hơn bằng cách làm nổi bật các kỹ năng của bạn. Resume Builder có thể giúp bạn tạo ra một mục kỹ năng chuyên nghiệp trong hồ sơ của bạn chỉ trong một vài cú nhấp chuột.

Thư xin việc là cơ hội để bạn nhấn mạnh các kỹ năng giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Các mẫu thư xin việc, các ví dụ và lời khuyên của Resume Builder sẽ giúp bạn tạo ra một bức thư xin việc ấn tượng trong vài phút!
Theo Thanh  Thoa.
NHẬN XÉT ()