Xúc
động khi tới lăng Chủ tịch, trong một sáng tác của mình nhà thơ Vương Trọng có
viết:
“…Rưng rưng trông Bác yên nằm
Giấu rồi nước mắt khó cầm cứ rơi
Ở đây lạnh lắm Bác ơi!
Chăn đơn Bác đắp nửa người ấm sao?”
(Theo Đọc - hiểu
Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1:
Giọt “nước mắt khó cầm cứ rơi” của
tác giả gợi nhớ tới khổ thơ nào trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
Chép lại khổ thơ đó.
Câu 2:
Cách bộc lộ cảm xúc trong dòng thơ đầu của khổ thơ em vừa chép là hình thức biểu
cảm theo cách nào?
Câu 3:
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ niềm xúc
động mãnh liệt và ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ trong khổ thơ em
vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và câu cảm thán. Gạch chân chỉ rõ.
Câu 4:
Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong khổ
thơ trên.
Câu 5:
Em hiểu như thế nào về hình ảnh “cây tre
trung hiếu” trong đoạn thơ trên?
Câu 6:
Trong một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một khổ thơ
dùng hình ảnh và phép tu từ điệp ngữ tương tự. Em hãy chép lại chính xác khổ
thơ đó và nêu rõ tên tác giả, tác phẩm.
Gợi ý
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ:
“Mai
về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn
làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn
làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn
làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Câu 2: Cách biểu cảm trong khổ thơ:
Biểu
cảm trong khổ thơ cuối là cách biểu cảm trực tiếp
Câu 3: Viết đoạn văn:
-
Khổ thơ thứ tư là niềm xúc động mãnh liệt, sự nghẹn ngào và ước nguyện chân
thành tha thiết của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác.
-
Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước
mắt” như một lời giã biệt, vì:
+
Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.
+
Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi
Bác nghỉ.
+
Đó là tâm trạng của muôn triệu con tim bé nhỏ cùng chung nỗi đau không khác gì tác
giả. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi
Người ấm áp quá, rộng lớn quá.
-
Ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng là mong ước chung của những người đã
hoặc chưa một lần nào gặp Bác.
+
Muốn làm chim hót chính là âm thanh đẹp đẽ, trong lành.
+
Muốn làm đoá hoa để toả hương thơm thanh cao nơi Bác yên nghỉ.
+
Muốn làm cây trung hiếu để giữ giấc ngủ bình yên cho Người.
-
Điệp ngữ “muốn làm” biểu cảm trực tiếp và gián tiếp thể hiện tâm trạng lưu luyến,
ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả.
-
Hình ảnh cây tre xuất hiện khép lại bài thơ một cách khéo léo.
Câu 4: Chỉ rõ và tác dụng của biện pháp
nghệ thuật điệp ngữ:
-
Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ: Muốn làm.
-
Hiệu quả diễn đạt: Điệp ngữ “muốn làm” đã góp phần biểu cảm trực tiếp nhằm nói
lên tâm trạng lưu luyến, ước muốn, sự tự nguyện chân thành của tác giả trước
lúc rời lăng Bác để trở về miền Nam.
Câu 5: Hình ảnh “cây tre trung hiếu”:
-
Hình ảnh cây tre xuất hiện ở đầu bài thơ và xuất hiện ở câu cuối để khép lại
bài thơ với một nét nghĩa bổ sung: cây tre trung hiếu.
-
Sự lặp lại như thế đã tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng làm đậm nét
hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn. Đó vừa là một lời
ước nguyện (trung với Đảng, hiếu với dân), vừa là một lời hứa thiêng liêng: Dân
tộc Việt Nam mãi mãi trung thành với con đường cách mạng mà Bác đã đặt ra.
Câu 6: Chép lại chính xác khổ thơ có
hình ảnh và biện pháp tu từ tương tự nêu rõ tên tác giả, tác phẩm:
Ta
làm con chim hót
Ta
làm một cành hoa
Ta
nhập vào hòa ca
Một
nốt trầm xao xuyến.
-
Bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ
-
Tác giả: Thanh Hải