Nói
về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả
Viễn Phương có nhận xét:
“Có
thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn
làm thổn thức lòng người mãi mãi”
(Tìm hiểu vẻ đẹp tác
phẩm văn học Ngữ văn 9 - Lê Bảo)
Câu 1:
Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ.
Câu 2:
Chép nguyên văn khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong
lăng viếng Bác.
Câu 3:
Chỉ ra một hình ảnh ẩn dụ có trong khổ thơ mà em vừa chép và nêu ý nghĩa của
hình ảnh ẩn dụ đó.
Câu 4:
Cho câu văn sau:
“Trong
bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu
tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch
Hồ Chí Minh.”
Hãy
coi câu văn trên là câu chủ đề, viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để tạo thành
một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch; trong đoạn văn có sử dụng câu chứa
thành phần biệt lập và phép thế (gạch chân, chú thích thành phần biệt lập và từ
ngữ dùng làm phép thế).
Gợi ý
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác:
Năm
1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
-
Cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng thành
kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng
lăng Bác.
Câu 2: Khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy
nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác:
“Bác
nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa
một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn
biết trời xanh là mãi mãi
Mà
sao nghe nhói ở trong tim!”
Câu 3: Hình ảnh ẩn dụ và tác dụng trong
khổ 3:
-
Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh, vầng trăng
-
Tác dụng:
+
Hình ảnh “trời xanh: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn thể hiện.
Trời xanh là ẩn dụ cho hòa bình và cuộc sống tươi đẹp.
+
Hình ảnh “vầng trăng”: Đó là hình ảnh ẩn dụ cho những năm tháng làm việc của
Bác, lúc nào cũng có vầng trăng bên cạnh bầu bạn. Từ giữa chốn tù đày, đến “Cảnh
khuya” núi rừng Việt Bắc, rồi “Nguyên tiêu”…
Câu 4: Viết đoạn văn để thấy được tâm
trạng, cảm xúc yêu thương ngưỡng mộ của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh:
-
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét,
còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối
với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Nỗi bồi hồi, xúc động khi được từ quê hương miền Nam ra thăm lăng Bác.
-
Lòng biết ơn chân thành, sâu nặng đối với Bác, sự ngưỡng mộ, thành kính, nỗi
đau xót, tiếc thương… khi vào lăng viếng Bác.
-
Tình cảm lưu luyến khi phải từ biệt Bác để trở về miền Nam của tác giả.