Cuộc
đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu
tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...”
Và
sau đó, tác giả thấy:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
…………………….
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
Câu 1:
Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời
của bài thơ ấy.
Câu 2:
Từ những câu đã dẫn, kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết
cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi
nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm”
và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?
Câu 3:
Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận
quy nạp (có sử dụng phép lặp vá có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ
lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong
lăng.
Gợi ý
Cân 1: Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
-
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
-
Bài thơ được Thanh Hải viết tháng 11-1980 khi tác giả đang nằm trên giường bệnh
tại Thành phố Hồ Chí Minh - một tháng trước khi nhà thơ qua đời.
Câu 2: Viết đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp
của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy:
-
Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ
đẹp ấy.
-
Mùa xuân thiên nhiên, xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dòng sông xanh,
bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
-
Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng
của dòng sông xanh, hoá tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn
rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước,
giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ
thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ.
-
Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề
sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “ơi”, “hót chi”;
qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ: cảm nhận âm
thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị
giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc
giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”.
-
Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp ở khổ đầu của bài thơ. “Mùa xuân nho
nhỏ” được viết vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông. Tác giả đang bị bệnh
nặng, chỉ hơn một tháng sau ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận
được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ - người có công
xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
Câu 3: Tìm nhiều nghĩa của từ “lộc”
trong câu thơ:
-
Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến.
-
Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bảo vệ đất nước
trong những ngày đầu xuân.
-
Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là
vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để
ngụy trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển
của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước.
Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Có thể nói, cách diễn đạt sức sống
của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước thật cụ thể
và sinh động.