Bài
thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được mở đầu
như sau:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Câu 1:
Chỉ ra từ láy trong dòng thơ đầu. Từ láy ấy giúp em hình dung gì về hình ảnh “bếp
lửa” mà tác giả nhắc tới?
Câu 2:
Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Câu 3:
Tình cảm gia đình hoà quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen
thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ
văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
Gợi ý
Câu 1: Từ láy và tác dụng:
-
Từ láy “chờn vờn”
-
Tác dụng: Hình dung về hình ảnh bếp lửa (ngọn lửa) ẩn hiện, mờ tỏ trong sương sớm...
Câu 2: Cảm nhận về câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
-
Tình thương của cháu đối với bà
-
Thấy được sự lam lũ vất vả của bà
Câu 3: Hai bài thơ viết về tình cảm gia
đình trong chương trình Ngữ văn lớp 9:
-
Bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương
-
Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên
7. Vấn đề 7:
Ở
bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) trong
dòng hồi tưởng, người cháu nhớ lại:
“Năm ấy là năm đói mòn mỏi”...
rồi
trở về thực tại:
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm
tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
Câu 1:
Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2:
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong bài thơ gợi nhớ về thời điểm
nào của đất nước? Việc nhà thơ tách từ “mòn
mỏi” để ghép thành đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?
Câu 3:
Câu thơ “-Sớm mai này bà nhóm bếp lên
chưa?” là lời đối thoại hay độc thoại của nhân vật trữ tình? Vì sao?
Câu 4:
Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm
sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên trong đó có sử dụng phép nối để
liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động).
Câu 5:
Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ Văn trung học cơ sở
cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
Gợi ý
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ:
-
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963 khi tác giả còn là sinh viên đang du học
tại Liên Xô (cũ).
-
In trong tập “Hương cây - bếp lửa” - tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với
Lưu Quang Vũ.
Câu 2: Câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”:
-
“Năm ấy đói mòn đói mỏi” được nhắc đến
là trong thời điểm nạn đói năm 1945 đã khiến bao người phải chịu cảnh lầm than,
phải chết đi. Năm ấy, Bằng Việt mới lên bốn tuổi, sống trong hoàn cảnh ấy thì
làm sao tránh được những cơ cực.
-
Từ ghép “mòn mỏi” được chia tách ra,
đan xen với từ đói đã gợi cái cảm giác nạn đói ấy vừa kéo dài và còn làm khô cạn
sức người lẫn gia súc.
Câu 3: Câu thơ “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”:
-
Ngôn ngữ: Đối thoại
-
Giải thích: Vì ở đây người cháu nói với bà trong tâm tưởng (tưởng tượng). Có dấu
gạch (-).
Câu 4: Viết đoạn văn làm rõ tình cảm
sâu nặng của cháu đối với bà:
-
Lời nhắc ấy là lời nhắc cháu đã mang theo từ bếp lửa của bà. Ngọn lửa ấy luôn
cháy trong lòng cháu. Ngọn lửa ấy “Chờn vờn”,
“ấp iu” nhưng dai dẳng và bền bỉ dù
là “khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui
trăm ngả” vẫn không thể nào khiến nó bị lụi tàn hay che khuất.
-
Tình bà cháu trong “Bếp lửa” của Bằng Việt là tình cảm thiêng liêng cảm động.
Bà dành cho cháu những hi sinh thầm lặng của phần đời mong manh còn lại. Bà là
mái ấm chở che, bao bọc tuổi thơ dại khờ, yếu đuối của cháu trước những mất
mát, đau thương của cuộc sống. Và người cháu, những năm tháng cháu đi trong đời
là những năm tháng cháu nhớ đến bà với lòng tin yêu và biết ơn sâu sắc. Ngọn lửa
bà trao cho cháu được cháu giữ vẹn nguyên để trở thành ngọn lửa trường tồn, bất
diệt.
Câu 5: Tác phẩm cũng nói về tình cảm bà
cháu trong chương trình THCS là:
-
Tác phẩm: Tiếng gà trưa
-
Tác giả: Xuân Quỳnh