Trong
bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt”
Câu 1:
Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ.
Câu 2:
Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa
chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ
nhiều nghĩa trong câu thơ đó?
Câu 3:
Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của
hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết
của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định).
Gợi ý
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ thứ 5:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng”
Câu 2: Từ “mặt” thứ hai trong câu “Ngửa mặt lên nhìn mặt”:
-
Từ “mặt” thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
-
Phân tích cái hay của từ “mặt”:
+
Từ “mặt” (thứ 2) mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa, gợi cái hồn, tinh thần của sự vật.
+
“Mặt” gợi hình ảnh mặt trăng, thiên nhiên tươi mát, là gương mặt người bạn tri
kỉ, quá khứ nghĩa tình, lương tâm của chính mình (tự vấn).
+
Hai từ “mặt” trong cùng một câu thơ tạo tư thế mặt đối mặt, đối diện đàm tâm giữa
người và trăng, thức tỉnh mọi người hướng tới lối sống cao đẹp: ân nghĩa thủy
chung, bao dung, độ lượng.
Câu 3:
Viết đoạn văn ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng
mang tính triết lí:
-
Trăng đã trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi. “Trăng
tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên
nhiên, quá khứ, dù cho con người đổi thay “vô tình”.
-
Ánh trăng còn được nhân hoá “im phăng phắc” gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm
khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung, tình nghĩa.
-
Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh, cái “giật mình” của lương tâm
nhà thơ thật đáng trân trọng, nó thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với
chính mình để sống tốt hơn.
-
Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên
nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt. Qua đó, Nguyễn Duy muốn gửi đến
mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung.
-
Khổ thơ kết tập trung thể hiện ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và
chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm.