-->

Câu hỏi hay kèm đáp án bài Hoàng Lê nhất thống chí

 

Trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14”, nhóm tác giả Ngô gia văn phái đã viết:

“Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết.

Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng; máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.”

(SGK Ngữ văn 9 - tập I)

Câu 1: Văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14” trích trong tác phẩm nào? Hãy giải thích nhan đề tác phẩm?

Câu 2: Đoạn văn trên đã kể lại kết quả trận đánh nào? Diễn ra vào thời gian nào? Ghi lại cách tổ chức trận đánh đó? Qua đó, em hiểu gì về hình ảnh người chỉ huy?

Câu 3: Nước Nam là đất nước có chủ quyền nên:

“Giặc dữ cớ sao phạm tới đây

Chúng mày nhất định phải tan vỡ.”

Sự thất bại của quân Thanh cũng là điều tất yếu. Dựa vào văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14”, hãy viết một đoạn văn lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp khoảng 12 câu làm rõ sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. Trong đoạn có sử dụng một thuật ngữ, một phép liên kết câu.

Gợi ý

Câu 1: Xuất xứ văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ 14” và ý nghĩa nhan đề tác phẩm:

- Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô Gia Văn phái.

- Ý nghĩa nhan đề: “Sự thống nhất của vương triều nhà Lê” vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Câu 2: Đoạn văn trên đã kể lại kết quả trận đánh nào? Diễn ra vào thời gian nào? Ghi lại cách tổ chức trận đánh đó? Qua đó, em hiểu gì về hình ảnh người chỉ huy?

- Đoạn văn kể lại trận đánh: Ngọc Hồi

- Thời gian: 5 tháng Giêng năm 1789

- Tổ chức trận đánh hợp lý, ít hao tổn binh lính

- Hiểu về người chỉ huy: Anh hùng Quang Trung là người chỉ huy có tài dụng binh như thần.

Câu 3: Viết đoạn văn làm rõ sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống:

* Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

- Tướng thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp... chuồn trước qua cầu phao”.

- Quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời sợ hãi” xin ra hàng hoặc “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.

* Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân:

- Lễ Chiêu Thống phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương.

- Kết cục phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc: Vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, “luôn mấy ngày không ăn”. Đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.

=> Lối kể chuyện xen miêu tả sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.

NHẬN XÉT ()