-->

Câu hỏi kèm đáp án bài Chuyện người con gái Nam Xương

 

Trong bài thơ “Lại bài viếng Vũ Thị” vua Lê Thánh Tông (Tư Thành, 1460-1497) viết:

“Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khỏi hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,

Cung nước chi cho lụy đến nàng.”

Câu 1: Bộ phận trong ngoặc đơn (Tư Thành, 1460 - 1497) của phần giới thiệu trên đây là thành phần nào của câu?

Câu 2: Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào đã học? Nêu rõ tên tác giả.

Câu 3: Nêu rõ các tình huống có trong tác phẩm trên.

Câu 4: Có một chi tiết đóng vai trò quan trọng trong những tình huống trên. Theo em đó là chi tiết nào? Hãy phân tích giá trị của chi tiết đó.

Gợi ý

Câu 1: Bộ phận trong ngoặc đơn (Tư Thành, 1460-1497) của phần giới thiệu trên đây là thành phần nào của câu?

Bộ phận trong ngoặc đơn (Tư Thành, 1460-1497) là thành phần chú thích của câu.

Câu 2: Những câu thơ trên gợi cho em nhớ tới tác phẩm nào đã học? Nêu rõ tên tác giả:

- Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương”

- Tác giả: Nguyễn Dữ

Câu 3: Nêu rõ các tình huống có trong tác phẩm trên:

- Từ câu nói của bé Đản, Trương Sinh nghi ngờ vợ không chung thủy dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương.

- Khi bé Đàn chỉ vào cái bóng trên vách và gọi đó là cha, Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ.

Câu 4: Chi tiết nào đóng vai trò quan trọng trong tình huống truyện. Hãy phân tích giá trị của chi tiết đó:

- Chi tiết đóng vai trò quan trọng trong những tình huống trên là chi tiết “cái bóng”.

- Giá trị của chi tiết này:

+ Cái bóng là đầu mối của câu chuyện cũng là điểm gỡ nút tạo nên sự bất ngờ cho người đọc.

+ Góp phần khắc họa tính cách của nhân vật: Sự yêu chồng, thương con của Vũ Nương, sự ngây thơ của bé Đản, sự hồ đồ, ghen tuông của Trương Sinh.

+ Tạo nên sự đan xen giữa yếu tố thực và ảo (với Vũ Nương cái bóng là ảo, với bé Đản và Trương Sinh cái bóng là người thực).

Gợi cho người đọc liên tưởng đến sự mong manh, hư ảo của hạnh phúc gia đình.

NHẬN XÉT ()