-->

Đọc và trả lời câu hỏi bài Chuyện người con gái Nam Xương

 

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)

Phan Lang nói:

Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

- Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

 (Trích Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”?

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Gợi ý

Câu 1: Hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện vói Vũ Nương. Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: Phan Lang được Linh Phi cứu giúp xuống dưới thủy cung gặp Vũ Nương.

- “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ tổ tiên, cha ông và Trương Sinh.

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”?

Sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương lại “ứa nước mắt khóc” vì xót xa cho tình cảnh bi thảm. Vũ Nương quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày” thể hiện phẩm chất cao đẹp của nàng và mong muốn gặp lại chồng con và được giải oan.

Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về vai trò gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta:

a. Giải thích khái niệm:

- Gia đình là khái niệm dùng để chỉ những con người cùng chung huyết thống, dòng tộc, gia phả.

- Có nhiều gia đình trong đó gồm nhiều thế hệ sống chung với nhau, “tam đại đồng đường” thậm chí là “tứ đại đồng đường”.

- Ngoài những đặc điểm chung như mọi gia đình trên đất nước Việt Nam thì mỗi gia đình có truyền thống riêng, qui ước riêng về lễ giáo, đạo đức, lối sống, bổn phận, nghĩa vụ.

b. Biểu hiện:

Sự hi sinh, yêu thương, sự quan tâm chia sẻ, của mỗi thành viên trong gia đình.

c. Vai trò của gia đình:

- Tình cảm gia đình là động lực, là sự động viên, cổ vũ con người vững bước trên đường đời...

- Gia đình là cội nguồn sinh dưỡng của con người.

- Là nơi khởi đầu của mọi yêu thương và mơ ước trong ta.

- Là điểm tựa tinh thần vững chắc trong cuộc đời con người.

- Có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hình thành nhân cách, lẽ sống, lí tưởng.

d. Bàn bạc, mở rộng:

- Một đất nước hùng mạnh phải dựa trên nền tảng của gia đình vững chắc.

- Một đất nước suy vong khi nền nếp trong gia đình bị băng hoại.

- Phê phán một bộ phận con người nói chung và giới trẻ nói riêng thiếu ý thức đối với trách nhiệm gia đình.

e. Liên hệ đến bản thân:

Bản thân phải biết trân trọng, vun đắp, xây dựng tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp hơn.

NHẬN XÉT ()