Cho
đoạn thơ sau:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ,
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa
xuân”.
(Viếng lăng Bác -
Viễn Phương)
Câu 1:
Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2:
Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được
sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào
trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc
của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 3:
Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời” qua cách sử dụng phép tu từ
tương tự. Chép những câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm.
Câu 4:
“thương nhớ” vốn là một từ chỉ cảm
xúc bên trong của con người nhưng tác giả lại viết “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”. Tại sao vậy?
Câu 5:
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 - 12
câu, triển khai theo lối lập luận Tổng - Phân - Hợp để thấy được dòng cảm xúc
chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng
một câu bị động và một phép nối liên kết.
Gợi ý
Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Viếng
lăng Bác”:
Năm
1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả từ miền Nam ra thăm miền Bắc,
vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng
Bác” được sáng tác trong dịp đó.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật và tác dụng
của từ “mặt trời”:
- Từ “mặt
trời” ở câu thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ.
-
Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc biết ơn, tự hào, ngưỡng mộ của tác giả đối với Bác -
Người đã mang ánh sáng, sự sống cho dân tộc Việt Nam.
-
Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều
nghĩa. Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ mang tính chất tạm
thời, không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào giải thích trong
từ điển.
Câu 3: Chép câu thơ có hình ảnh “mặt trời”,
cho biết tác giả:
-
Những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời”:
“Mặt
trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt
trời của mẹ em nằm trên lưng”
-
Bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Câu 4: Cách viết “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”:
-
Đó là hình ảnh thực mà khi đến lăng Bác nhà thơ chứng kiến: ngày ngày dòng người
nối tiếp nhau vào viếng lăng Bác
-
Từ đó tác giả liên tưởng: Mọi người dân khi đến viếng Bác đều thể hiện nỗi xúc
động, tấm lòng nặng trĩu thương nhớ không nguôi qua hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm
giác.
Câu 5: Viết đoạn văn để thấy được dòng
cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác:
-
Dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác.
-
Hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi “mặt trời” ® Vừa khẳng định sức sống trường tồn của Bác vừa thể hiện
lòng tôn kính, ngưỡng mộ, tự hào, biết ơn đối với Bác.
-
Hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo cùng với hình ảnh hoán dụ đã gợi liên tưởng “dòng
người - tràng hoa”, “bảy mươi chín mùa xuân”. Nói lên tấm lòng thành kính của
nhân dân dành cho Bác.
Những
vần thơ được viết trong sự thăng hoa của cảm xúc, nỗi xúc động lớn lao của trái
tim.