Viếng
lăng Bác là một bài thơ hay, xúc động của Viễn Phương viết về Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Câu 1:
Em hãy chép chính xác khổ thơ thứ nhất và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Câu 2:
Trong những câu thơ trên, hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh tả thực,
hình ảnh hàng tre trong câu thơ nào là hình ảnh ẩn dụ? Trong khổ thơ em vừa
chép nổi bật lên hình ảnh “hàng tre”. Ở khổ thơ cuối hình ảnh này lại xuất hiện.
Theo em, việc lặp lại hình ảnh cây tre ở đoạn kết bài thơ có ý nghĩa như thế
nào?
Câu 3:
Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ
hai (Đã thấy trong sương hàng tre bát
ngát) và cây tre trung hiếu ở câu cuối (Muốn
làm cây tre trung hiếu chốn này) của bài thơ.
Câu 4:
Dựa vào khổ thơ vừa chép, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận Tổng
hợp - Phân tích - Tổng hợp để làm rõ tình cảm của nhà thơ khi đứng trước lăng
Bác. Trong đoạn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và phép nối để liên kết
câu.
Gợi ý
Câu 1: Chép chính xác khổ thơ thứ nhất:
Con
ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã
thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi!
Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão
táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Câu 2: Hình ảnh tả thực và hình ảnh ẩn
dụ của “hàng tre”. Ý nghĩa việc lặp lại
hình ảnh “hàng tre”:
-
Hình ảnh tả thực: Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
-
Hình ảnh ẩn dụ trong câu:
“Ôi,
hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão
táp mưa sa đứng thẳng hàng
Muốn
làm cây tre trung hiếu chốn này”
-
Tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ.
-
Hình ảnh cây tre được lặp lại khắc sâu thêm ý nghĩa biểu tượng cho con người Việt
Nam với tấm lòng, ước nguyện, ý chí: trung hiếu với Bác, mãi bên Bác, đi theo
con đường và lí tưởng của Bác.
Câu 3: Sự khác nhan về ý nghĩa giữa
hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thơ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối:
-
Hình ảnh lăng Bác tạo cảm giác thân thuộc gần gũi, vì có sự xuất hiện của “hàng
tre”. Hai sắc thái được diễn tả là “bát ngát” và “xanh xanh” để bao quát không
gian rộng, thoáng và yên bình, không gian mở ra bát ngát. Thăm Bác, nhìn thấy
hàng tre cũng là lúc tác giả nói lên cảm giác xúc động mãnh liệt về hình ảnh biểu
tượng của dân tộc. Thán từ “Ôi!” cùng với cảm nhận dáng tre “đứng thẳng hàng”
nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng. Tư thế: “đứng
thẳng hàng” còn đặt trong thế đối lập với “bão táp mưa sa” gợi lên phẩm chất của
tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt qua
bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm
nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.
-
Hình ảnh “cây tre trung hiếu” có ý
nghĩa tượng trưng (ẩn dụ) cho khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân “làm cây tre
trung hiếu chốn này” - bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương
của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người.
Câu 4: Viết đoạn văn làm rõ tình cảm của
nhà thơ khi đứng trước lăng Bác: .
-
Tình cảm chân thành và giản dị của đồng bào miền Nam muốn nhắn gửi, nhờ Viễn
Phương nói hộ cùng Bác.
-
Câu thơ “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gói gọn như một lời thông báo
nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ miền Nam sau bao nhiêu năm
mong mỏi bây giờ mới được ra viếng Bác.
-
Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân thương, diễn tả
tâm trạng của người con ra thăm cha sau bao nhiêu năm xa cách.
-
Nói giảm, nói tránh: từ “thăm” thay cho “viếng” đã giảm nhẹ nỗi đau thương mất
mát điều đó như khẳng định Bác Hồ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.
-
Hình ảnh hàng tre vừa tả thực vừa mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên
tưởng sâu sắc: Hàng tre là hình ảnh hết sức thân thuộc của làng quê, đất nước
Việt Nam, là biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Cây tre mang biểu tượng của tâm hồn
thanh cao, sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam.
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
-
“Ôi!” là từ cảm thán tạo thành câu đặc biệt, biểu thị niềm xúc động tự hào trước
hình ảnh hàng tre.