Trong
bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Câu 1:
Chép chính xác hai khổ thơ tiếp? Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh
ấy có mối liên hệ như thế nào tới những điều tác giả muốn gửi gắm trong bài
thơ?
Câu 2:
Giải thích nghĩa của từ “thình lình”,
“đột ngột”? Việc sử dụng hai từ láy ấy
có tác dụng gì trong việc miêu tả sự việc và gợi tả cảm xúc của nhân vật trữ
tình?
Câu 3:
Vì sao khi đối diện với vầng trăng, nhân vật trữ tình lại có cảm xúc “rưng rưng”?
Câu 4:
Dựa vào hai khổ thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn Tổng Phân - Hợp từ 10 đến 12 câu để làm rõ nỗi niềm
xúc động và những suy tư day dứt của con người khi gặp lại vầng trăng. Trong đoạn
văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ.
Gợi ý
Câu 1: Chép hai khổ thơ, hoàn cảnh sáng
tác, mối liên hệ hoàn cảnh sáng tác với điều tác giả gửi gắm:
-
Chép hai khổ thơ:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
-
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước, tác giả đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh.
-
Mối quan hệ giữa hoàn cảnh với điều tác giả gửi gắm: Bài thơ là lời nhắc nhở kịp
thời thấm thía để con người biết trân trọng ân nghĩa sống thủy chung.
Câu 2: Nghĩa của từ “thình lình”; “đột
ngột” và tác dụng:
-
Giải thích từ “thình lình”, “đột ngột”: chỉ sự bất ngờ
-
Tác dụng:
+
Từ “thình lình” để miêu tả sự bất thường xảy ra: điện tắt, phòng tối, con người
tìm nguồn sáng của thiên nhiên để thay thế ánh điện
+
Từ “đột ngột” vừa gợi tả sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng vừa gợi tả cảm xúc
ngỡ ngàng, xúc động của con người.
Câu 3: Cảm giác “rưng rưng” của nhân vật
trữ tình:
Đối
diện với vầng trăng tròn, nhân vật trữ tình lại có cảm xúc “rưng rưng” vì:
-
Con người xúc động, nghẹn ngào, thổn thức.
-
Con người được sống lại với quá khứ nghĩa tình
Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện nỗi niềm xúc
động và những suy tư day dứt của con người khi gặp lại vầng trăng:
-
Niềm xúc động mãnh liệt của con người khi gặp lại vầng trăng: trong tư thế đối
diện đàm tâm, con người rưng rưng, nghẹn ngào xúc động, bao kỉ niệm trong quá
khứ lại ùa về.
-
Những suy tư, day dứt của con người:
+
Trăng trở thành biểu tượng của sự bất biến, vĩnh hằng không thay đổi cho dù con
người đổi thay vô tình.
+
Với thái độ nghiêm khắc mà bao dung độ lượng, trăng khiến cho con người giật
mình thức tỉnh nhận ra sai lầm của mình để thay đổi suy nghĩ và cách sống của bản
thân.