-->

Tìm hiểu về bài thơ Ánh trăng

 

“Với Nguyễn Duy, hình tượng vầng trăng quen thuộc đã gợi cho nhà thơ những cảm xúc mới mẻ và những suy nghĩ sâu sắc”

Câu 1: Theo em, nhận xét trên nói đến bài thơ nào mà em đã học? Chép lại chính xác những khổ thơ có nội dung thể hiện rõ nhất ý nhận xét đó.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào tới những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm?

Câu 3: Chỉ ra phép tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ đầu của đoạn thơ vùa chép và nêu ý nghĩa tác dụng.

Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nhận của em về hình tượng trăng trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có dùng một lời dẫn trực tiếp và một câu có thành phần khởi ngữ. (Gạch chân dưới lời dẫn trực tiếp và từ ngữ làm khởi ngữ)

Câu 5: Kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 cùng thể loại với văn bản trên.

Gợi ý

Câu 1: Khẳng định lời nhận xét và chép 2 khổ cuối:

- Nhận xét trên nói đến bài thơ “Ánh trăng”.

- Chép 2 khổ thơ cuối:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rưng.

 

“trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác, mối quan hệ giữa hoàn cảnh với điều tác giả gửi gắm:

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ sáng tác năm 1978 ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tác giả đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Mối quan hệ giữa hoàn cảnh với điều tác giả gửi gắm: Bài thơ là lời nhắc nhở kịp thời thấm thía để con người biết trân trọng ân nghĩa sống thủy chung.

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ và tác dụng:

- Phép tu từ: nhân hóa + điệp ngữ

- Tác dụng:

+ Phép nhân hóa gợi hình ảnh trăng như một người bạn, trực diện với nhân vật trữ tình, gợi sự xúc động....

+ Phép điệp ngữ tạo thế cân xứng, đối diện và nhấn mạnh cuộc gặp gỡ giữa người và trăng

Câu 4: Viết đoạn văn cảm nhận của em về hình tượng trăng:

- Trăng đối diện với nhân vật trữ tình, đánh thức tâm hồn tình cảm của con người ấy. Trăng được nhân hoá như một người bạn từ trong quá khứ nghĩa tình khiến con người rưng rưng xúc động. Trăng đã làm sống lại bao kí ức, kỉ niệm...phép liệt kê, so sánh và điệp từ tạo sự nhịp nhàng, nhấn mạnh trạng thái tình cảm của con người khi gặp gỡ ánh trăng...

- Ánh trăng tròn đầy, vẹn nguyên không hề thay đổi (từ “cứ” + từ láy vành vạnh)

- Mặc cho con người vô tình, bội bạc (Từ “kể chi” + vô tình). Ánh trăng mang ý nghĩa biểu tượng cho thiên nhiên, quá khứ, tình bạn...

- Thái độ của trăng giống như một con người (nhân hoá): im lặng, nghiêm khắc, không hề trách móc, bao dung, độ lượng... Ánh trăng đã thức tỉnh lương tâm, nhân cách con người.

- Đó là sự sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Duy, tạo nên ý nghĩa triết lý sâu sắc cho bài thơ.

Câu 5: Kể đúng tên một tác phẩm đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9 cùng thể loại với văn bản trên:

- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải

- Bài thơ: Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh

NHẬN XÉT ()