-->

Trả lời câu hỏi bài Ánh trăng

 

Mở đầu bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết:  

“Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ”

Câu 1: Trong bài thơ, các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” được nhắc lại ở một khổ thơ khác. Chép chính xác khổ thơ đó.

Câu 2: Các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng” ở hai khổ thơ khác nhau như thế nào?

Câu 3: Bài thơ gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc?

Câu 4: Chỉ ra sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong bài thơ.

Câu 5: Chép chính xác khổ thơ thể hiện tình huống của câu chuyện. Theo em, đó là tình huống nào? Tình huống này có tác dụng gì trong việc diễn tả mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Câu 6: Theo em, hoàn cảnh ra đời của bài thơ có mối liên hệ gì với việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Câu 7: Trong bài thơ “Ánh trăng”, tại sao tác giả lại tự nhận mình là “người vô tình” và lại “giật mình” trước “ánh trăng im phăng phắc”?

Gợi ý

Câu 1: Chép chính xác khổ thơ cũng có “đồng, sông, bể, rừng”:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.”

Câu 2: Điểm khác nhau giữa các hình ảnh “đồng, sông, bể, rừng”.

- Các từ “đồng, sông, bể, rừng” là trường từ vựng chỉ nơi chốn

- Khổ 1: Là hình ảnh thiên nhiên trong hiện thực (liệt kê); là những khoảng không gian ghi đấu in kỉ niệm giữa người và trăng.

- Khổ 5: Hiểu theo nghĩa khái quát (so sánh): thiên nhiên hiện về trong tâm tưởng, những kỉ niệm từng gắn bó chan hòa giữa người và trăng chợt ùa về.

Câu 3: Bài thơ gợi nhắc thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”:

- Không lãng quên quá khứ.

- Sống tình nghĩa, thủy chung với thiên nhiên, quá khứ.

Câu 4: Sự kết hợp tự sự và trữ tình:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sống là rừng.

 

“trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Câu 1: Bài thơ “Ánh trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh sáng tác ấy có ảnh hưởng thế nào đến chủ đề của bài thơ?

Câu 2: Ở phần trên của bài thơ, khi nói đến sự xuất hiện của vầng trăng, tác giả đã viết “vầng trăng tròn”; trong đoạn thơ này, một lần nữa nhà thơ lại viết “Trăng cứ tròn vành vạnh”. Theo em, việc lặp lại hình ánh này có ý nghĩa gì?

Câu 3: Từ ý nghĩa của bài thơ Ánh trăng cùng với những kiến thức xã hội mà em có, hãy trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn. (trong khoảng nửa trang giấy thi)

Gợi ý

Câu 1: Hoàn cảnh và ảnh hưởng:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1978 ba năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tác giả đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh.

- Ảnh hưởng: Thời điểm đó, có những người từng trải qua thử thách gian khổ, từng gắn bó với thiên nhiên, nhân dân, đồng đội, sau khi ra khỏi thời đạn bom, được sống trong hòa bình, giữa những tiện nghi hiện đại...đã quên đi những nghĩa tình của thời đã qua. Trước hiện tương đó, nhà thơ viết bài thơ như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao xưa. Đồng thời, bài thơ còn có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Câu 2: Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh”:

Việc lặp lại hình ảnh “vầng trăng tròn” nhằm mục đích nhấn mạnh vào vẻ vẹn nguyên, tròn đầy, thủy chung của những ân tình của thiên nhiên, đồng đội, nhân dân... trong quá khứ. Từ đó càng làm nổi bật sự đổi thay, bội bạc của con người.

Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận xã hội suy nghĩ của em về lòng biết ơn:

a. Khẳng định vấn đề: Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy luôn được giữ gìn và phát huy.

b. Giải thích khái niệm:

Biết ơn là luôn ghi nhớ và có những lời nói, hành động, việc làm biểu hiện thái độ trân trọng đối với người đã mang lại cho mình, làm cho mình điều tốt đẹp.

c. Biểu hiện:

- Lời cảm ơn người giúp đỡ mình dù là việc nhỏ nhất

- Ghi nhớ công ơn của ông bà cha mẹ thầy cô (dẫn chứng)

- Ngoan ngoãn, vâng lời, chăm chỉ học hành để đền đáp công ơn...

- Biết ơn anh hùng liệt sĩ hi sinh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, biết ơn những người lao động tạo ra vật chất cho ta hưởng thụ...cần biết giữ gìn, bảo vệ thành quả đó.

d. Ý nghĩa:

- Ông bà cha mẹ những người đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy dỗ ta nên người

- Có những người bảo vệ và xây dựng đất nước thì ta mới có cuộc sống hôm nay.

- Biết ơn còn là truyền thống đạo lí tốt đẹp tạo nên một con người có nhân cách, có phẩm chất được mọi người yêu quí.

e. Mở rộng, liên hệ:

- Lên án, phê phán thái độ sai trái: vô ơn, vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván.

- Là học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, thầy cô giáo, biết ơn những người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ ta nên người đồng thời kêu gọi mọi người hãy giữ gìn và phát huy đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  

NHẬN XÉT ()