-->

Câu hỏi về bài Chuyện người con gái Nam Xương

 

Cho đoạn văn sau:

“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó.

Câu 3: Từ tác phẩm trên, hãy viết một đoạn văn 15 câu để làm rõ vẻ đẹp truyền thông của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.

Gợi ý

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?

Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ

Câu 2: Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó:

Những thành ngữ là: Duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con.

Câu 3: Viết đoạn văn để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương:

Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?

Gợi ý

Câu 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục.

Truyền kỳ mạn lục: Ghi chép tản mạn những diều kỳ lạ được lưu truyền.

Câu 2: Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?

* Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là cha Đản chứng tỏ:

- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.

- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.

- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.

* Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan. Nhưng chi tiết này đã gián tiếp lên án, tố cáo:

- Xã hội phong kiến với chế độ nam quyền đã dung túng, bênh vực những suy nghĩ, hành động của Trương Sinh, đẩy Vũ Nương đến cái chết bi thảm.

- Xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa chia cách tình cảm vợ chồng, cha con, đã gây ra bị kịch của cuộc đời Vũ Nương.

- Xã hội phong kiến không có chỗ cho những con người tốt đẹp như Vũ Nương được sống → Vũ Nương không thể trở về.

NHẬN XÉT ()