Mở
đầu bài thơ nói với con, Nhà thơ Y Phương viết:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Mội bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.”
Câu 1:
Ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên.
Câu 2:
Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”,
“tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Quá
đó, tác giả đã thể hiện được điều gì?
Câu 3:
Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong
tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người.
Gợi ý
Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ:
“Người
đồng mình yêu lắm con ơi
Đan
lờ cài nan hoa
Vách
nhà ken câu hát
Rừng
cho hoa
Con
đường cho những tấm lòng
Cha
mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày
đầu tiên đẹp nhất trên đời.”
Câu 2: Sự đặc biệt trong cách miêu tả
bước chân con:
-
Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có sử dụng ẩn dụ
chuyển đổi cảm giác và cấu trúc đối xứng tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn
quýt.... giúp chúng rất dễ hình dung một hình ảnh cụ thể thường gặp trong đời sống:
đứa con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân
con.
-
Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút,
nâng niu, đón nhận.
Câu 3: Viết đoạn văn nghị luận về việc
được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người:
-
Giải thích câu nói: “Được sống trong tình thương là hạnh phúc của mỗi con người”.
-
Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm
với người, với vật.
-
Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (Từ
điển tiếng Việt)
-
Bàn luận: Tại sao được sống trong tình thương là hạnh phúc của mỗi con người?
Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc
lẫn nhau.
-
Biểu hiện, ý nghĩa của tình thương: Trong phạm vi gia đình: Cha mẹ yêu thương
con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái
nên người. Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho
cha mẹ, đó là hiếu thảo, tình thương và hạnh phúc. Tình thương yêu, sự hòa thuận
giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của hạnh phúc gia
đình... Trong phạm vi xã hội: Tình thương là truyền thống đạo lí “Thương người
như thể thương thân” tạo nên sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp,
dân tộc.
-
Phê phán, bác bỏ: Lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan
tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác...
-
Liên hệ bản thân: Rút ra bài học về phương châm sống xứng đáng là con người có
đạo đức, có nhân cách và hành động vì tình thương.