-->

Đáp án câu hỏi hay bài thơ Ánh trăng

 

Trong bài thơ “Ánh trăng”, sau niềm xúc động “rưng rưng” trào dâng mạnh mẽ khi được hội ngộ với “vầng trăng tình nghĩa”, Nguyễn Duy đã thể hiện phút lắng lòng đầy trầm tư để suy ngẫm về bài học mang tính triết lí sâu sắc: lẽ sống, tình đời của con người.

Câu 1: Chép chính xác khổ thơ thể hiện rõ nhận xét trên.

Câu 2: Vì sao ở phần đầu của bài thơ, để miêu tả trăng, tác giả sử dụng từ “vầng trăng” mà cuối bài lại sử dụng từ “ánh trăng”.

Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, em hãy một viết đoạn văn từ 12 đến 15 câu trình bày theo phép lập luận tổng phân hợp để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ khi gặp lại vầng trăng, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định và một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chỉ rõ).

Câu 4: “Ánh trăng” là bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Kể tên một bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình như bài “Ánh trăng” và ghi rõ tên tác giả.

Gợi ý

- Câu 1: Chép chính xác khổ cuối:

“trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

Câu 2: Giải thích được sự khác nhau “vầng trăng” và “ánh trăng”:

- Vầng trăng: nhấn mạnh, gợi hình ảnh trăng tròn đầy vẹn nguyên.

- Ánh trăng: nhấn mạnh sự phản chiếu, ánh sáng soi rọi, thức tỉnh lương tâm con người

Câu 3: Viết đoạn văn những suy ngẫm của nhà thơ khi gặp lại trăng:

- Sự đối lập giữa trăng và người: tròn vành vạnh >< kẻ vô tình, im phăng phắc >< giật mình.

- Từ những từ ngữ chọn lọc, từ láy, phép nhân hóa “tròn vành vạnh”, “im phăng phắc”, để thấy được ý nghĩa của hình ảnh thơ “trăng cứ tròn vành vạnh”, “ánh trăng im phăng phắc” ® Trăng là nhân chứng độ lượng, bao dung nhưng nghiêm khắc có ý nghĩa thức tỉnh lương tâm con người.

- Cái “giật mình”, sự ân hận, thức tỉnh đáng trân trọng của con người.

® Lời nhắc nhở thấm thía về lẽ sống, đạo lí ân nghĩa thủy chung.

Câu 4: Bài thơ kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình như bài “Ánh trăng”:

- Bài thơ: Bếp lửa

- Tác giả: Bằng Việt

NHẬN XÉT ()