Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có những câu
thơ:
“…Buồn trông cửa bể chiều
hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh
buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới
sa,
Hoa trôi man mác biết là về
đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu
xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh
ghế ngồi.”
(SGK Ngữ Văn 9, tập một)
Câu 1: Những câu thơ trên
thuộc đoạn trích nào? Nêu vị trí của đoạn trích trong kết cấu “Truyện Kiều”.
Câu 2: Những câu
thơ trên thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? Bút pháp nghệ thuật đặc sắc nào đã
được tác giả sử dụng trong đoạn trích? Chép lại một câu thơ cũng sử dụng bút
pháp nghệ thuật này trong một văn bản khác của “Truyện Kiều” mà em đã học trong
chương trình Ngữ Văn 9. Nêu rõ tên văn bản đó.
Câu 3: Từ “chân” trong câu thơ “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được
dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nếu dùng với nghĩa chuyển, từ “chân” đã được chuyển nghĩa theo phương
thức nào?
Câu 4: Bằng một đoạn văn
nghị luận theo phép lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp, có sử dụng ít nhất
một lời gián tiếp, một câu cảm thán, hãy phân tích đoạn thơ đề bài đã cho để
làm rõ tâm trạng nhân vật.
Gợi ý
Câu 1: Nêu xuất xứ và vị trí, nội dung đoạn trích:
- Xuất xứ: Đoạn
trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Vị trí: Thuộc
phần 2 của Truyện Kiều “Gia biến và lưu lạc”
- Nội dung đoạn
trích: Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú
Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều
ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
Câu 2: Tâm trạng của nhân vật, bút pháp nghệ thuật đặc
sắc được tác giả sử dụng trong đoạn trích, chép câu thơ cùng nghệ thuật:
- Tâm trạng đau
buồn, lo sợ của Thúy Kiều trước một cuộc sống mênh mông, vô định đầy đe dọa.
- Bút pháp tả cảnh
ngụ tình.
- Chép câu thơ:
“Nao nao dòng nước uốn quanh”: trích
trong văn bản “Cảnh ngày xuân”.
Câu 3: Từ “chân” trong “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”:
- Từ “chân”
trong câu “Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” được dùng theo nghĩa chuyển.
- Chuyển nghĩa
theo phương thức ẩn dụ
Câu 4: Viết đoạn văn làm rõ tâm trạng nhân vật:
- Hai câu đầu: cảnh
cánh buồm thấp thoáng trên cửa bể chiều hôm => Gợi lên trong lòng Kiều nỗi
cô đơn, nhớ nhà.
- Câu 3, 4: Cảnh
hoa trổi giữa dòng nước chảy ẩn dụ cho thân phận chìm nổi của Kiều => Tâm trạng
lo lắng của nàng trước tương lai mịt mờ.
- Câu 5, 6: Cảnh
nội cỏ rầu rầu và chân mây mặt đất cùng một màu xanh héo úa => nỗi chán
ngán, vô vọng của Kiều trước cuộc sống tẻ nhạt, bế tắc
- Câu 7, 8: cảnh
thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng ầm ầm => Dự cảm về một
tương lai đầy sóng gió.
- Những đặc sắc
nghệ thuật:
+ Bút pháp tả cảnh
ngụ tình.
+ Phân tích được
giá trị của các biện pháp nghệ thuật như từ láy, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, hình ảnh
mang nhiều tầng ý nghĩa.