Nhớ
về những kỉ niệm tuổi thơ, trong bài thơ Bếp
lửa, Bằng Việt viết:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.
(Trích Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1:
Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào
được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về
tuổi thơ của người cháu?
Câu 2:
Xét theo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ
sống mũi còn cay!” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?
Câu 3:
Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn
khắc ghi lời dặn dò của bà
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố.
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ.
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”.
Vì
sao vậy?
Câu 4:
Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn
(khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm
lặng trong cuộc sống.
Gợi ý
Câu 1: Nêu tên tác phẩm, tác giả và số
từ:
-
Tác phẩm: Bếp lửa, tác giả: Bằng Việt
-
Số từ: bốn
Câu 2: Câu thơ “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”:
-
Kiểu câu: trần thuật
-
Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc
Câu 3: Cháu mãi nhớ lời dặn dò của bà:
-
Vì lời dặn ấn tượng - dặn cháu nói sai sự thật; vì hiểu được lòng bà, những phẩm
chất tốt đẹp của bà...
-
Câu nói của bà vi phạm phương châm về chất
-
Giải thích: Thực chất làng bị giặc đốt nhà bị cháy nhưng bà vẫn dặn cháu nếu viết
thư cho bố thì nói rằng nhà vẫn bình yên.
-
Câu nói thể hiện nét đẹp của người bà: (Yêu thương, hi sinh vì con cháu (kiên
cường trước khó khăn là điểm tựa tinh thần của con cháu)
Câu 4: Viết đoạn nghị luận xã hội suy
nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống:
a. Giải thích đức hi sinh:
-
Đức hi sinh là tình cảm cao quý và đẹp đẽ
-
Đức hi sinh hi sinh vì đất nước, con người và người thân
-
Là sự đánh đổi bản thân để giành lại cuộc sống cho người khác. Đức hi sinh còn
là sự hi sinh cả thời gian, tính mạng của mình cho người khác
b. Biểu hiện của đức tính hi sinh:
b.1.
Trong tình cảm gia đình:
-
Cha mẹ hi sinh cả cuộc đời vì con cái, nuôi em ăn học không quản khó khăn.
-
Anh chị em trong nhà yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, anh chị nghỉ học kiếm tiền
nuôi em ăn học...
-
Sự hi sinh, nhường nhịn nhường cơm sẻ áo, nhường đồng quà bánh cho nhau.
b.2.
Trong chiến tranh:
-
Bác Hồ đã hi sinh của tuổi thanh xuân của mình để bảo vệ độc lập dân tộc, mang
lại tự do và thắng lại cho dân tộc.
-
Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, người anh hùng dân tộc Lê Lai đã hi sinh thân
mình để cứu Lê Lợi.
-
Các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tính mạng, tuổi thanh xuân để mang lại độc lập
cho dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
-
Bây giờ thì những chú bộ đội vẫn giữ vững biên cương của Tổ quốc còn những chú
công an vẫn canh giữ bình yên cho xã hội.
c. Bàn bạc, mở rộng:
Nếu
không có những người biết hi sinh vì người khác thì mọi người đã không có được
cuộc sống bình yên tươi đẹp như hôm nay.
3. Liên hệ bản thân về đức hi sinh:
-
Cần phát huy đức hi sinh để ngày càng có nhiều người biết “sống vì mọi người”
hay “một người vì mọi người, mọi người vì một người”.
-
Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần rèn luyện đức hi sinh ngay từ những
việc làm nhỏ nhất.